Strain Gauge là một trong những bộ phận quan trọng nhất quyết định tới nguyên lý hoạt động và độ chính xác của can dien tu. Thực chất nó là một điện trở đặc biệt tham gia vào cấu tạo của đòn cân trong cân điện tử.
Để hiểu rõ về vị trí và vai trò của strain gauge, trước hết bạn cần hiểu, cân điện tử hoạt động được là nhờ vào 2 bộ phận chính: Đòn cân và hệ thống xử lý tín hiệu điện tử. Trong đó, đòn cân (Strain Gauge Load Cell) lại được cấu tạo từ điện trở strain gauge và một thanh kim loại Load.

R= Điện trở strain gauge (Ohm)
L = Chiều dài của sợi kim loại strain gauge (m)
A = Tiết diện của sợi kim loại strain gauge (m2)
r = Điện trở suất vật liệu của sợi kim loại strain gauge

Strain gauge bao gồm một dây kim loại mảnh được đặt lên tấm cách điện đàn hồi. Sợi kim loại này được đặt theo hình dạng ziczac nhằm tăng mục đích tăng chiều dài, tăng độ biến dạng của điện trở khi có lực tác động (nén vào hay kéo giãn ra). Thiết kế này sẽ giúp thiết bị cảm ứng sử dụng strain gauge trở nên chính xác hơn.

Nguyên lý hoạt động của strain gauge có thể giải thích như sau:

Khi dây kim loại bị lực tác động làm nén vào hay kéo giãn ra, sẽ thay đổi điện trở. Trong trường hợp bị nén, chiều dài của strain gauge giảm đi và điện trở cũng giảm. Ngược lại, trường hợp bị kéo dãn và tăng chiều dài, điện trở cũng sẽ tăng. Điện trở thay đổi tuỳ thuộc, tỷ lệ với lực tác động (cụ thể là tuỳ thuộc vào cân nặng của vật đặt lên mặt cân).

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sản xuất cân điện tử đa dạng, các nhà sản xuất đã cung cấp nhiều loại strain gauge có hình dạng khác nhau để phù hợp với thiết kế của đòn cân và yêu cầu về mức cân, mục đích sử dụng và ứng dụng của chiếc cân điện tử.
Để sản xuất được strain gauge, người sản xuất cần phải hết sức tỉ mỉ, có trình độ kỹ thuật cao, mọi công đoạn phải thật chính xác bởi tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác của cân điện tử.