1, Hiện tượng tắc nghẽn mạch máu

Tắc mạch máu là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó làm ngưng trệ quá trình lưu thông máu do các cục máu đông và mỡ trong máu quá nhiều làm tắc nghẽn “đường đi” của máu, không đủ cung cấp máu và oxi đi nuôi dưỡng cơ thể, máu sẽ không lên não, tim và động mạch ở chân và tay. Một khi bị thiếu máu, cơ thể bạn sẽ gặp phải nhiều tình trạng đau nhức, mệt mỏi, tay chân rệu rã.

Mọi người thường chủ quan và nhầm lẫn tắc mạch máu với bệnh đau xương khớp ở người già. Thông thường, nếu mạch máu bị tắc nghẽn khoảng dưới 70%, cơ thể con người sẽ không có bất kỳ cảm giác nào để nghi ngờ mình mắc bệnh vì chưa thấy rõ dấu hiệu của bệnh.

Tuy nhiên khi mạch máu tắc đến hơn 70%, khi cơ thể bắt đầu cảm giác thấy rằng hình như đã có một “trục trặc” gì đó. Đáng tiếc, thời điểm này đã là giai đoạn giữa hoặc cuối của bệnh tắc nghẽn mạch máu, rất khó điều trị và có thể để lại di chứng nặng nề.

Bệnh tắc nghẽn mạch máu xuất hiện bởi những mảng bám có thể là mỡ máu trên thành ống mạch máu, làm cho mạch máu càng ngày càng bị co hẹp và khi máu lưu thông qua “eo” bị chắn này sẽ bị cản trở.

Bạn có thể tưởng tượng tắc nghẽn mạch máu giống như bạn đổ một ít cát sỏi vào đường ống nước. Đổ nhiều tới đâu, nước sẽ khó chảy qua và chảy chậm tới đó. Khi cát sỏi ngày một nhiều lên, nước sẽ chảy nhỏ và dần dần ngừng chảy.

Hung thủ gây ra chính là mỡ máu hay lipit máu. Chúng tích tụ trong thành mạch máu, hình thức trông giống như cháo hạt kê vàng kết mảng với nhau.
Theo thời gian, bạn ăn càng nhiều thức ăn có chất tạo ra mỡ máu, chúng sẽ bám chắc vào thành huyết quản, làm “tắc đường”, gây thiếu máu cục bộ, xuất hiện bệnh tim và bệnh mạch máu não ngay sau đó.

2, Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc nghẽn mạch máu

Tắc nghẽn mạch máu thường xuất hiện ở những người bị sơ vữa động mạch, tiểu đường, làm việc trong môi trường căng thẳng, làm việc với tần suất cao.

Đau chi dưới: Sau khi bạn vận động hoặc đi bộ nhẹ nhàng bạn cảm thấy vùng cơ chi dưới bị đau, một số vùng cơ bị tê không còn cảm giác. Tuy nhiên khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể lại giảm dần các triệu chứng này. Những hiện tượng như vậy xuất hiện lặp đi lặp lại chính là lúc bạn cần nghĩ đến bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Hiện tượng sưng phù, đỏ, đau, cảm giác nặng nề, tăng trương lực cơ của bên chi (chân) có bị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.

Khi hơi gấp mu bàn chân lại thì có cảm giác nhói.

Khó thở, cơn thở ngắn và không sâu

Mất ngủ thường xuyên

Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi

Người hay hút thuốc

Đau tức ngực do máu không vận chuyển được tới tim khiến tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tức ngực.

Bằng phương thức bí truyền đến từ quốc gia xa xôi bạn có thể thông tắc mạch máu dễ dàng. Người bình thường cũng có thể áp dụng để phòng bệnh rất hiệu quả.

Xem thêm: Thuốc điều trị ” tăng huyết áp cấp cứu” từ CHUYÊN GIA