Khi thời tiết thay đổi, cơ thể thường mệt mỏi, uể oải, đau nhức các cơ bắp, khớp xương chân, tay, vai, lưng,… nhất là đối với người già và những người có tiền sử bệnh xương khớp. Theo thống kê, có hơn 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu mỗi khi “trái gió trở trời”, nhất là lúc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột. Và đến 80% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp khi thời tiết trở lên lạnh và ẩm ướt.
Nguyên nhân do đâu?
Những bệnh lý cơ xương khớp hay gặp ở người lớn tuổi như: thoái hóa khớp - cột sống, loãng xương, viêm khớp dạng thấp và chứng đau mạn tính...Trong số những bệnh lý kể trên, khi thời tiết thay đổi, người lớn tuổi hay bị khởi phát nhiều nhất là các cơn gút cấp và viêm khớp mạn tính.

Nguyên nhân là sức đề kháng của cơ thể giảm sút và các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút dễ dàng tấn công, người già và người bệnh càng khó chịu đựng tình trạng đau, viêm khớp. Đối với những bệnh nhân tìm cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ mạn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết đột ngột. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính dễ bị tái phát, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức.


Ba yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sự đau tăng của bệnh xương khớp là Nhiệt độ, Độ ẩm và Áp suất khí quyển. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể… phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp.

Ví dụ như khi trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao, các mao mạch bị co lại, sự lưu thông máu đến các tế bào cơ sẽ giảm theo và điều đó gây ra sự giảm độ đàn hồi của cơ bắp, các tế bào cơ khi thiếu oxy sẽ co lại, bị viêm, trở nên co cứng và gây đau. Dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động, nhất là đối với các khớp “năng động” và chịu nhiều tác động nhất trong cơ thể.

Vai trò của nhiệt độ thấp cũng được đề cập đến trong việc xuất hiện cơn gút cấp. Vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng, nhiệt độ không khí thấp nhất, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, do đó các muối urat dễ kết tủa nhất trong các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái.

Và theo kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học thực hiện tại Trung tâm y khoa Rotterdam (Hà Lan), tình trạng cứng khớp và khó vận động khớp tăng lên 1 điểm mỗi khi độ ẩm không khí tăng lên 10%. Đồng thời, chỉ số đánh giá chức năng của khớp cũng trở nên xấu hơn khi áp suất không khí tăng 10 đơn vị.


Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các đầu mút dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

Còn theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió độc), thấp (ẩm thấp), hàn (khí lạnh) xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và gây đau nhức ở các khớp. Bệnh xương khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Làm thế nào để khắc phục?
Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ, giữ gìn hệ thống cột sống và xương khớp của cơ thể. Người bệnh nên tránh bê vác nặng và làm việc quá sức. Điều chỉnh các tư thế sai trong sinh hoạt, công vệc hàng ngày.

Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ, đi xe đạp.


Khi trời lạnh, nhất là kèm theo mưa phùn thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng…để khớp được thư giãn và giảm đau tốt hơn.

Tiếp theo, phải chú ý đến chế độ ăn uống sao cho phù hợp, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đồ ngọt mà nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, magie, canxi, sắt, kẽm với các loại rau xanh và trái cây tươi như súp lơ xanh, khoai lang, bơ, đậu nành, hạnh nhân, óc chó, chanh, đu đủ, kiwi,… hay các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá thu để tăng cường sức khỏe cho khớp, giảm đau và giảm sưng viêm khớp đặc biệt là điều trị thoái khớp gối hiệu quả hiệu quả.

Khi bị đau, tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau mà nên đi thăm khám bác sĩ. Có thể xoa bóp, massage, chườm nóng hay xông hơi bằng các loại lá cây có tinh dầu … để lưu thông máu tốt hơn, giảm nhức mỏi và thư giãn gân cốt.

Chúc mọi người mạnh khỏe.

Nguồn: https://vuongkhopan.com/thoi-tiet-tr...h-dang-lo-ngai