Đó là khẳng định của hầu hết doanh nghiệp tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thu tiền sử dụng đất và dự thảo Nghị định thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước do Bộ Tài chính tổ chức tại TP.HCM ngày 27.2. Ông Nguyễn Thái Luyện, chủ đầu tư dự án alibaba an phước cho biết doanh nghiệp (DN) ông đang làm một dự án ở Q.Bình Tân, TP.HCM diện tích 2 ha, chi phí mua đất của dân khoảng 100 tỉ đồng. Khi làm việc với Sở Tài chính để tính Tiền sử dụng đất (TSDĐ), tổng số tiền DN phải đóng sau khi đã khấu trừ tất cả khoản chi phí (đền bù, san lấp, hạ tầng...) lên đến hơn 104 tỉ đồng.


Cụ thể hơn, ông Lê Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long phân tích, do TSDĐ quá cao, người dân, DN không có tiền đóng nên tại TP.HCM đang tồn đọng 17.000 hồ sơ chưa đóng được TSDĐ, gần 700/1.300 dự án ngưng triển khai. “Các công ty đa số làm các dự án đã đóng TSDĐ, các dự án chưa đóng tạm thời ngưng chờ luật mới”, ông Quang nói.

TS Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuduc House, phân tích vướng mắc lớn nhất hiện nay là TSDĐ theo Nghị định 69 quá cao. DN đang phải tự đi mua đất của người dân theo giá thị trường, rồi đóng TSDĐ cũng theo giá thị trường thì coi như mua đất 2 lần. Trong khi nhà nước chỉ khấu trừ chi phí theo bảng giá đất. “Nên giảm mức đóng, cho đóng dần theo tiến độ. Nếu vẫn đóng theo thị trường phải khấu trừ lại cho DN theo thực tế đền bù, vì khấu trừ hiện nay đang theo quy định thực tế quá ít. Nếu quy định này được tháo gỡ sẽ góp phần giảm giá nhà đất”, ông Hiếu kiến nghị.

Như vậy, DN có bán toàn bộ dự án đất nền giá rẻ cũng không đủ đóng, muốn đủ phải bán thêm một khu đất khác. Không những vậy, một điều quá bất công theo ông Nghĩa, ngoài phải đóng TSDĐ cho phần đất kinh doanh, ngay phần diện tích được sử dụng làm công viên, công trình công cộng cũng phải đóng TSDĐ. Một DN khác cũng nêu thực tế bất hợp lý khi thực hiện dự án ở Q.9. Do khó khăn về vốn, DN phải bán cho đối tác nước ngoài với giá khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên, khi tính TSDĐ thì số tiền phải đóng vượt hơn nhiều số tiền bán dự án. Không có tiền đóng nên dự án phải “đắp mền” để đó. Vừa mất cơ hội, vừa làm thị trường thêm thê thảm khi có thêm dự án bỏ hoang.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cũng cho rằng thay vì thu TSDĐ “một cục, một lần ngay lập tức” như hiện nay, nhà nước nên cho DN thời gian đóng khoảng 6 tháng sau khi có thông báo nộp TSDĐ, thay vì 3 tháng như dự thảo. Bởi ngay trong Quyết định 843 của Thủ tướng Chính phủ mới đây cũng cho phép DN khó khăn nộp TSDĐ theo tiến độ bán hàng, nhưng không chậm hơn 24 tháng. Vì vậy, nên cho nộp theo tiến độ bán hàng của dự án.

Để hạn chế tình trạng chậm triển khai dự án, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án. Khi hết thời hạn, nếu doanh nghiệp không hoàn thành theo tiến độ, các quận, huyện phải báo cáo TP và phối hợp với Sở TN&MT lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định. TP đã giao Sở KH&ĐT rà soát các dự án đã được giao chủ đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thực hiện theo tiến độ, chủ động thanh, kiểm tra và làm các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án vi phạm. Đối với dự án đã được gia hạn, phải nhanh chóng khắc phục vi phạm.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nếu thu hồi đất đối với các dự án "treo" đã được GPMB hoặc có thể triển khai một phần (chưa kể, có những dự án đã đem thế chấp ngân hàng, huy động vốn của các nhà đầu tư và khách hàng) sẽ gây thiệt hại cho cả Nhà nước, doanh nghiệp lẫn người dân có đất bị thu hồi. Do đó, việc sử dụng công cụ thuế luỹ tiến vẫn là giải pháp tốt hơn thay vì thu hồi các dự án "treo".

Không đồng tình với phương án đánh thuế lũy tiến, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, do thị trường suy thoái, chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên chưa triển khai được. Nếu đánh thuế lũy tiến, doanh nghiệp càng thêm khó khăn, trong khi dự án vẫn nằm đấy. "Việc đánh thuế chỉ nên áp dụng ở thời điểm thị trường bất động sản còn tốt, hoặc đối với các dự án mà giới đầu cơ đã "ôm đất".