1. Thay lốp

Với điều kiện đường sá và giao thông ở các thành phố lớn Việt Nam thì tuổi thọ của lốp trung bình khoảng 50000km hoặc 2 năm sử dụng. Tuy nhiên bạn nên thay sớm hơn để tránh không may gặp phải những hư hỏng nặng, hoặc bị lủng lốp quá nhiều lần. Vì lốp là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đường nên cần có chất lượng tốt để đảm bảo khả năng vận hành cũng như độ an toàn.
Nếu không thể đến các trung tâm bảo hành chính hãng, bạn nên cảnh giác khi các thợ sửa chữa giới thiệu một thương hiệu lốp mới. Tốt nhất, bạn nên ưu tiên chọn một trong các hãng lốp có uy tín như Michelin, GoodYear, Bridgestone, Pirelli,Dunlop, … Tiếp đó, bạn có thể chọn ra chiếc lốp phù hợp tùy theo mục đích sử dụng, xuất xứ, chất liệu và giá cả.

2. Thay nước làm mát trong hệ thống tản nhiệt
Đây là bộ phận khá ít được quan tâm của nhiều chủ xe bởi đa phần đều chỉ kiểm tra xem nước có hai không, nếu có thì thêm vào là đủ. Nhưng nếu đúng thì nước làm mát trong hệ thống tản nhiệt phải được thay mỗi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Và khi thay, bạn cũng nên yêu cầu thợ sửa chữa kiểm tra nồng độ nước xem có đủ tiêu chuẩn hay không, nếu nồng độ Etylene Glycol xuống thấp, dung dịch làm mát bị acid hóa sẽ ăn mòn các linh kiện trong hệ thống.

3. Thay dầu nhớt
Bạn có thể sẽ nghe nhiều thợ sửa xe khuyên nên thay dầu sau mỗi 5000 km để động cơ bền hơn, nhưng thực chất lại khá lãng phí vì không tận dụng hết tuổi thọ của dầu. Con số tối ưu mà người sử dụng xe nên cân nhắc để thay dầu là khoảng 16000 km, vừa tiết kiệm lại thân thiện với môi trường hơn.
Khi lựa chọn loại dầu, quan điểm dầu có độ nhớt cao thì xe hoạt động tốt hơn là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu độ nhớt quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng bôi trơn không đầy đủ cho các khe hở giữa các linh kiện. Đồng thời, độ nhớt vừa đủ sẽ giảm lực cản, giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Do đó, đừng vội tin tưởng lời mời mọc của thợ sửa xe mà tốn một khoảng tiền vô ích lại vô tình làm hại xế hộp của mình.

4. Thay phin lọc gió
Phin lọc gió trong xe phải sạch sẽ và hoạt động tốt để đảm bảo không khí vào khoang hành khách qua điều hòa không khí và hệ thống thông hơi không bị ô nhiễm. Không có quy định cụ thể về thời gian nên thay bộ lọc không khí này, thay vì đó bạn có thể yêu cầu thợ sửa chữa kiểm tra để xem bộ phận này có bị tắc hay bụi bẩn không rồi mới quyết định thay.

5. Phụ tùng thay thế đắt đỏ
Hầu như trung tâm sửa chữa nào cũng có dịch vụ giới thiệu những phụ tùng thay thế đắt tiền với lời mời mọc về chất lượng, đẳng cấp của sản phẩm. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng phù hợp với chiếc xe bạn đang sử dụng. Do đó, bạn nên tìm hiểu về giá cả của một số phụ tùng thường gặp, so sánh các tính năng, độ bền bỉ và tương thích với xe như thế nào để có lựa chọn hiệu quả mà không mất một số tiền lớn.



Nguồn: xe dau keo chenglong