Có thể tạm chia bếp làm 2 loại, thứ nhất là những thương hiệu nổi tiếng thế giới như bếp điện từ hãng chefs hay bếp Fagor, Teka (Tây ban Nha), Siemens, Bosch ( CHLB Đức), Elextrolux (Thụy Điển)... Các loại bếp này chủ yếu đang được nhập khẩu nguyên chiếc vào phân phối tại thị trường Việt Nam, có chất lượng tốt nhưng giá khá cao. Để có 1 chiếc bếp của những thương hiệu này các gia đình phải bỏ ra từ 30-40 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình Việt Nam hiện nay.

Thứ 2 là các thương hiệu bếp của DN Việt Nam. Đặc điểm của các loại bếp này là thương hiệu không mạnh, chưa được nhiều người biết đến và giá cả khá rẻ. Nhiều khách hàng hiện nay vẫn đang băn khoăn về chất lượng bếp của những thương hiệu Việt như vậy.

Tuy nhiên, trong các loại bếp điện từ mang thương hiệu Việt cũng có những bếp có chất lượng tốt bởi thuê các nhà sản xuất lâu năm có nhiều kinh nghiệm và công nghệ cao hàng đầu thế giới tại châu Âu sản xuất theo mô hình OEM. OEM (sản xuất theo thiết bị gốc) là mô hình sản xuất hiện rất phổ biến trên thế giới. OEM có thể được hiểu là một DN đứng ra thuê DN khác sản xuất một sản phẩm nào đó, rồi gắn thương hiệu của mình lên và thực hiện các công đoạn như bán hàng, bảo hành bảo dưỡng... OEM liên quan đến 2 thành phần tham gia gồm nhà cung cấp thiết bị gốc và công ty sẽ gắn thương hiệu của mình lên thiết bị đó.
Phương thức OEM có lợi thế là không cần đầu tư cho dây chuyền sản xuất nhưng DN đặt hàng vẫn sớm có được các sản phẩm theo ý mình và thâm nhập nhanh vào thị trường.

Trên thế giới, trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, phương thức sản xuất OEM ngày càng thịnh hành. Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như bếp điện từ chep Fagor, Siemens, Bosch, Elextrolux... đang áp dụng mô hình sản xuất này. Chẳng hạn như công ty Fagor thuộc tập đoàn Mondragon ( Tây Ban Nha) vốn nổi tiếng với nhiều thiết bị gia dụng phân phối khắp thế giới. Tuy nhiên tất cả các sản phẩm bếp nấu ăn của DN này đều là OEM. Fagor đặt hàng nhà sản xuất gốc là công ty Copreci, cũng thuộc tập đoàn Mondragon sản xuất toàn bộ các sản phẩm bếp cho mình. Sau đó dán thương hiệu Fagor lên sản phẩm và phân phối cũng như thực hiện các dịch vụ hậu mãi.

Copreci hiện là nhà sản xuất linh kiện thiết bị nấu ăn hàng đầu thế giới, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình với một giải pháp chi phí thấp, tiêu thụ năng lượng tối ưu. Mỗi năm nhà sản xuất này cung cấp tới 380 triệu linh kinh kiện cho các thiết bị nấu ăn của nhiều thương hiệu bếp lớn nhỏ trên toàn thế giới và Copreci cũng là một trong những DN sản xuất OEM hàng đầu hiện nay về thiết bị nấu ăn.
[​IMG] Chef's là thương hiệu bếp của Công ty cp thiết bị gia dụng châu Âu, với nhiều sản phẩm bếp từ, bếp điện đang sản xuất theo phương thức OEM. Chef's hiện có 3 đối tác chính đều tại châu Âu là Schott Ceran ( CHLB Đức) số 1 thế giới về kính ceramic dùng trong bếp điện chep , Copreci ( Tây Ban Nha) và E.G.O ( Đức) hàng đầu thế giới về bếp điện, bếp từ.

Với các bếp từ model Chef's xx866, xx544, xx545 đang được bán rộng khắp trên toàn quốc, Chef's thuê công ty Copreci ( Tây Ban Nha) sản xuất, với sản phẩm bếp từ model xx366, Chef,s thuê công ty E.G.O ( CHLB Đức). Tất cả các sản phẩm này đều sử dụng kính Schott Ceran có in thương hiệu Chef's và được nhập khẩu về Việt Nam phân phối. Với cách làm này, Chef's không cần phải đầu tư dây chuyền sản xuất tốn kém, nhưng vẫn có được những sản phẩm chất lượng cao.


Theo ông Nguyễn Song Tùng, Giám đốc Công ty cp thiết bị gia dụng châu Âu, để có thể tiến hành sản xuất theo phương thức OEM, DN của chúng tôi phải tự thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối, hệ thống kiểm soát chất lượng và dịch vụ sau bán hàng tốt mới có thể thương lượng với nhà sản xuất để họ cung cấp sản phẩm gốc. Cùng với đó, phải bảo đảm số lượng sản phẩm mỗi lần đặt hàng đủ lớn thì nhà sản xuất mới tiến hành sản xuất.

Vì vậy các sản phẩm bếp Chef's có chất lượng tốt, nhưng giá rất cạnh tranh. Chẳng hạn các sản phẩm bếp cao cấp của Chef's do Copreci và E.G.O sản xuất nêu trên, có giá bán chỉ 17 triệu-20 triệu đồng/chiếc trong khi cũng những chiếc bếp như vậy mang thương hiệu như Fagor, Bosch... thì giá bán của nó trên thị trường hiện nay tới 40 triệu đồng.

Sự chênh lệch giá bán là do thương hiệu chứ không phải chất lượng. So với các thương hiệu Fagor (Tây ban Nha), Siemens, Bosch ( CHLB Đức)... đương nhiên Chef's không thể bằng, nhưng chất lượng thì không có sự chênh lệch do cùng sử dụng linh kiện của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Nếu mua bếp Fagor, Siemens, Bosch... khách hàng sẽ phải trả 1 khoản chi phí lớn cho những thương hiệu này chứ không phải cho công dụng hay chất lượng sản phẩm tốt hơn, ông Tùng cho biết.

Hiện nay, bếp Chef's đã có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp tại tất cả các tp lớn trên cả nước như Hà Nộ, tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... và có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị điện máy lớn như Trần Anh, Media Mart, Top Care... với doanh số bán ngày càng tăng, bước đầu tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng.

Các sản phẩm bếp Chef's khi bán ra được bảo hành 3 năm. Khách hàng mua về trong 7 ngày đầu dùng không ưng ý, có thể được đổi sản phẩm khác hoặc hoàn lại tiền. Hơn nữa, khách hàng sử dụng bếp Chef's còn được hưởng chế độ chăm sóc thường xuyên với việc các nhân viên của Chef's sẽ đến tận nhà hướng dẫn, bảo dưỡng bếp theo định kỳ.

Nếu người tiêu dùng chấp nhận không chạy theo thương hiệu nổi tiếng, sử dụng bếp thương hiệu Việt thì vẫn có thể chọn cho mình 1 chiếc bếp chất lượng tốt với giá hợp lý.

Tham khảo thêm bài viết : Tại sao nên mua bếp gas hồng ngoại
Lợi ích và hạn chế của bếp điện từ