Áo đồng phục hiện là một trong những quy định bắt buộc ở nhiều trường học cơ quan, tổ chức hay nơi làm việc và nhiều hội nhóm cũng sử dụng chúng. Đây là một giải pháp thêu khá phổ biến với những đánh giá cao về tác dụng đối với sản phẩm cũng như năng xuất. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về một trong những kỹ thuật đang được nhiều người đánh giá rất cao, nó có tên gọi là thêu vi tính.

>>> Xem thêm : Thêu chữ lên áo số lượng ít - thêu vi tính và một số vấn đề nổi bật

Đặc điểm chung của các hệ thống tự động hóa là gì, đó chính là độ chính xác của sản phẩm sau khi hoàn thành. Tương tự như vậy, với hệ thống thêu vi tính, nhờ những tính toán cẩn thận, thông minh mà hình thêu đạt tiêu chuẩn đặt ra. Thêm vào đó là thời gian thực hiện cũng khá nhanh chóng, thích hợp cho những đơn hàng số lượng lớn.
Năm 1982, chiếc máy thêu viền điện tử đầu tiên trên thế giới, còn gọi là Máy thêu lông chim điện tử nhiều đầu dòng TMCE được tajima giới thiệu. Cũng trong năm này thì phần mềm thêu dựa trên PC và cách thực hiện dựa trên đường viền cũng được Pulse Microsystems cho ra mắt dưới tên gọi Stitch Works. Nếu như trước đó, những chiếc máy thêu vi tính chỉ có thể sử dụng một loại chỉ thì tới năm 1988, Tajima đã thay đổi điều này. Họ cho ra mặt sản phẩm máy thêu vi tính có thể thực hiện nhiều loại chỉ khác nhau. Nhờ thế mà hình thêu trở nên đa dạng cũng như làm được nhiều mẫu mã hơn.

>>> Xem thêm : Thêu logo công ty lên áo - Những vấn đề phổ quát về thêu vi tính

Hiện nay chỉ với một máy tính chuyên dụng là người ta có thể đưa vào hàng loạt file mẫu thêu khác nhau phục vụ cho quá trình thi công này. Xét về vật lực, nhân lực, chúng thực sự tiết kiệm hơn nhiều so với hình thức truyền thống. Bên cạnh đó lượng mẫu cũng trở nên đa dạng, phục vụ được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Không thể phủ nhận rằng những chiếc áo đồng phục đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp cũng như tính đoàn kết giữa các nhân viên. Hiện nay nhiều đơn vị đang ứng dụng thêu vi tính để rút ngắn thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng thành phẩm.