Năm 2020, nhiều chủ đầu tư bất động sản chật vật vì không thể ra hàng mới.

Theo chuyên gia bất động sản Long Phát, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp phải lên kế hoạch “tự giải cứu mình” bằng việc chuyển sang phân khúc mới ở những đô thị vùng ven hoặc những thị trường tiềm năng hơn.

Thay đổi chiến lược kinh doanh

Mới đây, đại diện doanh nghiệp Địa Ốc Long Phát (TP.HCM) cho biết, năm 2020, doanh nghiệp này dự kiến sẽ có hướng đi mới. Bên cạnh việc mở rộng quỹ đất ở Long An, doanh nghiệp này dự kiến sẽ phát triển một số dự án đất nền tại Đồng Nai.

Hay Novaland - từng biết đến là doanh nghiệp lớn trong việc phát triển các dự án chung cư thì nay cũng dần có sự thay đổi. Theo chia sẻ của doanh nghiệp này, sắp tới Novaland sẽ lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch. Nguyên nhân là do hiện nay tại TP.HCM, doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều đất khi mua đấu giá nhưng lại khó phát triển, do thành phố đang dừng cấp phép.



Nhiều doanh nghiệp địa ốc phải thay đổi để thích nghi với thị trường

Sang năm mới, Novaland sẽ phát triển một loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, các dịch vụ giải trí... tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Phan Thiết, Ninh Thuận...

Một doanh nghiệp khác cũng có tiếng tại TP.HCM là Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Hưng Thịnh cũng có kế hoạch phát triển mới cho mình trong năm nay. Thay vì chú trọng phát triển dự án chung cư tại trung tâm TP.HCM, Hưng Thịnh sẽ phát triển một loạt các dự án tại vùng ven và các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Xu hướng tất yếu của thị trường

Việc nhiều doanh nghiệp địa ốc chuyển hướng đầu tư, kinh doanh khi thị trường căn hộ đang có dấu hiệu chững lại được xem là quy luật tất yếu của thị trường. Đặc biệt, quỹ đất tại khu vực trung tâm ở TP.HCM ngày càng khan hiếm và chật chội. Theo chuyên gia bất động sản Công Ty Địa Ốc Long Phát, hướng đi này sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho thị trường, giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn.

Hiện nay, những dự án ở các tỉnh giáp TP.HCM được xem là sự sự lựa chọn tối ưu cho số đông khách hàng, bởi quỹ đất ở những khu vực này khá rộng, mặt bằng giá đất, thuế và giá dịch vụ thấp hơn. Quan trọng là hạ tầng giao thông cũng đã được kết nối thuận tiện, việc di chuyển của người dân cũng dễ dàng hơn rất nhiều.


Các chuyên gia của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng đồng thuận với việc phát triển này. Bởi, các đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, mức thu nhập cũng cải thiện hơn rất nhiều. Đây cũng là giải pháp hợp lý khi kết nối hạ tầng giao thông TP.HCM với các tỉnh, thành phố lân cận đang được hoàn thiện rõ rệt.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm phía Nam năm 2020, định hướng đến năm 2030 có xác định rõ ràng, TP.HCM là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng, kết nối 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh.

Cụ thể, 4 cục phát triển gồm: Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Mỹ Tho (Tiền Giang). Trong đó, 15 đô thị vệ tinh sẽ được xây dựng ở các huyện tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và một phần TP.HCM như Nhà Bè, Cần Giờ. Có thể nói đây cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch phát triển kinh doanh trong những năm tới.