Không có quy luật chính xác về số lượng đại tiện mỗi tuần, nhưng nếu bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần trong tuần, bạn có thể đang bị táo bón. Bên cạnh biểu hiện không thể đi vệ sinh, bạn có thể gặp trường hợp như phân cứng và khô, đầy bụng, đau bụng dưới, trĩ hay nứt hậu môn vì bệnh táo bón. Điều trị bệnh táo bón sẽ trở nên khó khăn hơn và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh trĩ và nhiều bệnh khác

Dấu hiệu nhận biết
-Có cảm giác như không đi hết lượng phân trong trực tràng
-Đầy hơi, đau bụng, cứng bụng
-Cáu kỉnh, hay tức giận
-Đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần
-Phân khô, cứng, sần, kích thước lớn, có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.
-Căng thẳng khi đi tiêu (rặn mạnh...)
Nguyên nhân gây táo bón
Dư thừa canxi: uống quá nhiều viên bổ sung canxi khiến nhu động ruột giảm đi, phân trữ lại trong ruột càng lâu hơn, một lần nữa khiến nước trong phân được tái hấp thu nhiều hơn. Cuối cùng phân trở nên khô cứng và khó ra ngoài. Chứng táo bón chính là một trong những tác hại của việc dư thừa canxi mà bạn vô tình không biết cho đến khi không thể đi vệ sinh dễ dàng như thường lệ.
Uống quá nhiều sắt: cũng như canxi, khi bạn uống quá nhiều sắt cũng khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn. Vì nồng độ sắt cao có thể làm giảm nhu động của trực tràng.
Bất đồng vận cơ sàn chậu: để việc tống phân ra ngoài được thuận lợi, các cơ vùng bụng sẽ co lại trong khi cơ vùng sàn chậu phải giãn ra. Tuy nhiên, những người bị bất đồng vận cơ sàn chậu (một chứng rối loạn chức năng sàn chậu) thì không thể hoàn thiện được động tác trên. Điều này có nghĩa là các cơ vùng bụng co không đủ mạnh hay cơ sàn chậu không thể giãn được. Cuối cùng, cơ vòng hậu môn thường phải thư giãn để tống phân ra ngoài lại căng lên bất thường, dẫn đến phân không thể tống xuất hoàn toàn.
Trầm cảm: một nghiên cứu ở Iran ghi nhận được có khoảng 33% bệnh nhân táo bón có triệu chứng trầm cảm. Có lẽ vì trầm cảm khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm xuống và điều này ảnh hưởng cả nhu động ruột. Nhưng có thể những người trầm cảm có lối sống khác biệt ảnh hưởng đến ruột. Ví dụ như bạn sẽ ăn uống không tốt, chế độ ăn ít chất xơ, ngủ thất thường, hay bạn không buồn đi toilet dù cảm giác đại tiện đang hối thúc. Tất cả đều có thể là nguyên nhân khiến bạn không thể đi vệ sinh được
Nhịn đi vệ sinh: khi bạn đang quá bận rộn với công việc hay trong các buổi họp hành kéo dài, bạn không thể vào toilet ngay được mà phải nhịn cảm giác muốn đi vệ sinh. Thường xuyên trong tình trạng này sẽ khiến táo bón ngày càng nặng thêm. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón lớn nhất.