Nếu người phụ nữ mắc Bệnh giang mai trong giai đoạn mang thai thì trong khoảng từ tháng thứ 5 đến hết thai kỳ trẻ sơ sinh sau khi sinh ra tỉ lệ cao sẽ mắc phải giang mai bẩm sinh và có các triệu chứng sau đây:


Triệu chứng giang mai bẩm sinh sớm

Trẻ sơ sinh gầy yếu dáng "cụ non", cân nặng khoảng 2 kg, nhau thai phì đại có thể nặng tới hơn 1/6 trọng lượng trẻ sơ sinh. Thấy có những tổn thương như nhiều bọng nước lớn, khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhiều khe nứt ở miệng, hậu môn, chứng sổ mũi (coryza) mủ và máu do loét các xương sụn ở mũi, loét họng làm tiếng trẻ khóc khàn trầm lạ tai, có nhiều hồng đào và sần giang mai da. Còn thấy nhiều tổn thương khác như: xương khớp (gặp trong 80% các tổn thương giang mai bẩm sinh) (viêm xương sụn vào tháng thứ 2 - 3 sau sinh), gan to rắn cứng và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu. Một điều cần lưu ý là giang mai bẩm sinh tiềm tàng chỉ được xác định dựa trên xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh dương tính ở người mẹ chứ không dựa vào xét nghiệm chẩn đoán ở trẻ sơ sinh, bởi vì một thai nhi sinh từ mẹ có bệnh (dù đã được điều trị) vẫn có thể mang những kháng thể tồn dư từ người mẹ suốt thời gian vài ba tháng. Do đó trẻ sơ sinh vẫn phải được theo dõi và điều trị.
Triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn

Thường do không phát hiện được bệnh ở trẻ sơ sinh. Những dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện ở trẻ 2 tuổi hoặc 5 - 10 tuổi, đôi khi muộn hơn, vào lúc trưởng thành. Hiếm thấy các tổn thương da và niêm mạc. Thường gặp các tổn thương xương khớp (xương chầy biến dạng, hình lưỡi kiếm cong, viêm xương giang mai...) và tổn thương của mắt, tai, răng như: viêm giác mạc cả hai mắt, viêm mê lộ vùng tai gây điếc, viêm răng kiểu Hutchinson, khấp khểnh, nhấp nhô ...

Một điều đáng lưu ý là bệnh giang mai bẩm sinh thường rất nặng và rõ rệt ở trẻ nhỏ (ra đời kế tiếp trong các lần sinh đẻ) nhưng bệnh lại có vẻ giảm thiểu dần ở người mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ: Phụ nữ mang thai nên thường xuyên kiểm tra xét nghiệm giang mai thường xuyên. Trường hợp thai phụ bị bệnh giang mai thì nên điều trị sớm (trong 16 tuần đầu của thai kỳ) để tránh nguy cơ lây bệnh cho thai nhi. Trong một số trường hợp, điều trị ở giai đoạn cuối của thai kỳ giúp loại bỏ những nhiễm trùng.

221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 08 39 257 111 - 016 8558 1111