Nói đến thầy Nguyễn Quốc Việt, giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nói tới biệt danh “vua ong”, “phù thủy” của những đàn ong rừng, đã chăn dắt và nhân giống thành công hàng trăm đàn ong vàng.


Tâm huyết với nghề

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hóa (Trường Đại học Vinh, Nghệ An), Nguyễn Quốc Việt được tuyển dụng vào Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp và Hướng nghiệp dạy nghề huyện Hương Sơn với nhiệm vụ dạy văn hóa cho hệ GDTX.

“Thời điểm đó, cả trường chỉ có em dạy Hóa, không có người hướng dẫn tập sự, không có giáo viên đồng môn, phương tiện dạy học còn thiếu thốn, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất không có. Để có giờ dạy hiệu quả em phải tự mua hóa chất, tự chế hoặc mượn dụng cụ” – thầy Việt nhớ lại. Tag: diet con trung tai nha

Mặc dù gặp không ít trở ngại nhưng với tinh thần vượt khó, cộng với sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, Nguyễn Quốc Việt luôn là giáo viên có uy tín đối với các thế hệ học sinh, được phụ huynh hết sức tin tưởng. “Thầy Việt hiền lắm và dạy dễ hiểu, mỗi tiết học của thầy luôn mang đến niềm hứng thú cho chúng em” – Nguyễn Trường Giang (học sinh 12A, Trung tâm GDNN – GDTX) chia sẻ.

Còn thầy Lê Tiến Hợi - Phó Giám đốc Trung Tâm GDNN - GDTX Hương Sơn cho biết: “Là người cần cù chịu khó, yêu nghề, chuyên môn vững, nhiệt tình với học sinh, thầy Việt trở thành tấm gương sáng để các thế hệ học sinh noi theo và đồng nghiệp học tập”.

Chinh phục hàng trăm đàn ong rừng

Nguyễn Quốc Việt không chỉ được biết đến là người thầy tâm huyết với nghề dạy học mà còn được mệnh danh là “vua ong”, “phù thủy” chăn dắt ong rừng. Hiện tại, thầy chăn dắt 120 đàn ong vàng (dân địa phương gọi là ong ròi), một trong những loài ong rừng cho mật quý. Không những thế, thầy còn nhân giống bán cho dân, hướng dẫn họ cách chăn dắt, chăm sóc và thu hoạch mật.

“Trong làng đôi nhà có vài đỏ nuôi trong khúc thân cây đục rỗng ruột, em hay đến xem và mê. Mê đức tính cần cù chăm chỉ, tính kỷ luật, sự chính xác, tinh túy, vị mật ngọt ngào, hương thơm với triệu loài hoa của mật ong. Và em đến với ong với tất cả tình yêu và đam mê là vậy”, Việt tâm sự.

Năm 2012, thầy Việt có tổ ong đầu tiên sau bao ngày rong ruổi khắp các cánh rừng cùng mấy bác trong làng đi bắt ong sứ. Ong sứ là con ong được đàn cử đi tìm hốc cây để làm tổ. Nó thường vo ve bay ở các gốc cây. Thợ ong vợt bắt lấy thả vào những thân cây đục rỗng ruột treo sẵn. Ong sứ vào kiểm tra thấy hài lòng thì kéo cả đàn đến ở, thợ ong chờ ong vào hết, nút lỗ mang về treo hiên nhà. Cứ thế, ong làm mật, khi mật nhiều gia chủ lấy bớt mật để dùng hoặc đem bán. Tag: diet moi tai nha gia re

Có được đàn ong đã khó, giữ ong khó hơn bởi người nuôi phải đối mặt với nhiều trở ngại khác như dịch bệnh, ong vò vẽ và các loài vật khác tấn công… Nhưng với lòng đam mê, Việt bỏ công quan sát, tìm tòi, học hỏi từ các nguồn kinh nghiệm dân gian, trong các tài liệu trên mạng, rồi khám phá thử nghiệm và đã thành công trong việc thuần hóa loài ong vàng quý này.

Khi được hỏi về những khó khăn ban đầu trong việc nuôi ong, Nguyễn Quốc Việt trầm ngâm tâm sự: Em nuôi ong với số vốn không đồng. Năm đầu (2012) em bắt được 4 đàn, nuôi bằng tổ thân cây đục rỗng ruột xin của mấy bác trong làng, nhưng nhận thấy nuôi thế này bất tiện trong việc quan sát, chăm sóc và thu hoạch mật. Nhất là khi lấy mật phải cắt tách phần mật ra khỏi ấu trùng, như vậy ong sẽ bị thiệt đàn, hao đàn. Em chuyển qua nuôi vào thùng kiểu công nghiệp. Làm thế này dễ chăm sóc và thu hoạch mật mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, số lượng đàn ong. Em chặt những cây gỗ tạp trong vườn về đóng thùng, làm cầu, bán mật ong mua chân tầng... Vừa làm vừa học cách tạo chúa, nhân đàn. Nhân đàn đến đâu em đóng thùng đến đó. Bán mật ong và ong giống em mua sắm thêm vật tư. Cho đến bây giờ em gần như chưa phải bỏ tiền vốn cho ong, chỉ bỏ công sức thôi”.

Năm 2018, Việt có hơn 60 đàn ong, thu hoạch khoảng 400 lít mật bán được hơn 120 triệu đồng. Năm 2019, Việt chăn dắt 120 đàn, hiện tại đã thu hoạch được hơn 600 lít mật, ngoài ra đã bán 70 đàn ong giống thu hơn 70 triệu đồng. Dự kiến năm nay, Việt thu lợi từ nguồn ong khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn cung ứng các vật tư chăn nuôi ong cho dân như chân tầng ong, thùng nuôi ong, cầu ong, máy quay mật ong, vú chúa, quần áo bảo hộ… và nhiều trang thiết bị khác mang tính chuyên nghiệp. Thầy Nguyễn Quốc Việt trở thành một địa chỉ tin cậy về nghề nuôi ong ròi cho huyện Hương Sơn và các vùng lân cận. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Nguồn: giaoducthoidai.vn/thoi-su/thay-giao-viet-noi-tieng-voi-tai-thu-phuc-ong-rung-4030971-b.html

Chủ đề cùng chuyên mục: