Giao dịch Bitcoin đang bùng nổ tại Zimbabwe. Chính phủ nước sở tại đã ban hành luật cấm sử dụng đồng đô la Mỹ, buộc công dân phải sử dụng đồng tiền quốc gia.



Zimbabwe ngừng lưu hành đồng tiền quốc gia trong năm 2009 nhằm ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, gần đây, chính phủ Zimbabwe đã thay đổi chính sách, tiếp tục chấp nhận đồng đô la RTGS và đổi tên thành đô la Zimbabwe. Đồng thời, ban hành lệnh cấm giao dịch trong nước bằng ngoại tệ.

Động thái này không được nhiều người dân địa phương chấp nhận. Họ tìm cách tránh sử dụng “Zollar”. Một số người, như Godfrey Mupanga, đã cố gắng yêu cầu tòa án cấm quyết định đó. Những người khác đã giao dịch bằng đồng đô la Mỹ trên thị trường chợ đen để bảo vệ chính họ trước lạm phát tăng vọt của Zimbabwe. Trong khi đó, những người đam mê công nghệ lại chọn mua Bitcoin như một biện pháp ‘luồn lách’ lệnh cấm của chính phủ. futurenet lừa đảo

Bitcoin: Loại tiền tệ mới chống lại “Zollar”
Bởi vì chính mối quan tâm nói trên về tiền điện tử mà một khối lượng lớn Bitcoin được bán tại Zimbabwe. Không chỉ vậy, một số công dân đã tận dụng những lợi thế của tiền điện tử nhằm cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp dựa trên công nghệ blockchain để không bị ‘kìm kẹp’ bởi các hạn chế của chính phủ.

Tinashe Jani là một ví dụ điển hình. Người này đã sử dụng blockchain để gửi tiền giữa Zimbabwe và Nam Phi, là hành vi không được phép thực hiện sau khi chính phủ cấm sử dụng thẻ tín dụng bên ngoài quốc gia. đào bitcoin là gì

“Việc cắt giảm của các ngân hàng có nghĩa là người gửi không thể quẹt hoặc rút tiền trong tài khoản để trả tiền thuê, trả phí hoặc thậm chí là thanh toán tại cửa hàng tạp hóa. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu sử dụng đồng nội tệ để mua Bitcoin ở Zimbabwe và gửi chúng đến Nam Phi. Ngay sau đó, Bitcoin sẽ được đổi sang đồng Rand cho khách hàng và khách hàng sẽ trả cho chúng tôi một khoản phí nhỏ”.

Mặc dù chính phủ coi Bitcoin là bất hợp pháp nhưng công dân Zimbabwe thích mạo hiểm như vậy để tránh mất giá đồng tiền. Trên thực tế, giao dịch Bitcoin đã tăng rất nhiều đến nỗi đất nước này hiện là một trong những thị trường BTC quan trọng nhất ở phía nam châu Phi. Tawanda Kembo, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập sàn giao dịch Golix cho biết:

“Thực tế chúng ta đang nhìn thấy là nhu cầu về Bitcoin hiện rất cao nhưng lại có rất ít nguồn cung so với cầu. Do vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến Bitcoin đều diễn ra trên các thị trường chợ đen thay vì sàn giao dịch”.

Venezuela: Tấm gương phản ánh hiện thực của Zimbabwe
Những điều đang xảy ra ở Zimbabwe không phải là chưa từng có tiền lệ. Năm 2003, Venezuela đã thực hiện quyết định tương tự, cấm công dân nước này tự do chuyển đổi tiền tệ. Hậu quả của quyết định này là sự mất giá liên tục của đồng tiền quốc gia và sự gia tăng thương mại bất hợp pháp.

Các trang web và tài khoản truyền thông xã hội cố tình thiết lập tỷ lệ khi đối mặt với việc chính phủ không thể kiểm soát tiền tệ cũng tham gia ‘kích động’ để đạt được mục đích.

“Đã một năm kể từ lần đăng bài tweet đầu tiên của chúng tôi. Trong thời gian đó, giá trung bình của đồng đô la tăng 88619%. Tỷ giá hối đoái chính thức DICOM cũng tăng 670731%. Tỷ lệ mất giá của Bolivar là 99.9%”.

Sự xuất hiện của Bitcoin không tạo ra sự thay đổi ngay lập tức trong thói quen của người Venezuela cho đến khi xảy ra đợt bùng nổ vào năm 2017 đã thúc đẩy giao dịch Bitcoin tại quốc gia này tăng lên với tốc độ điên cuồng. Thật khó để nghĩ rằng một quốc gia có nền kinh tế gần như sắp phá sản lại là một trong những thị trường Bitcoin quan trọng nhất, nhưng thực tế đúng là như vậy. Và cũng giống như ở Zimbabwe, thị trường BTC được duy trì bởi người Venezuela và không có sự tham gia của nhà nước.



Lượng Bitcoin giao dịch hàng tuần (Đồng Bolivar của Venezuala)

Dường như Bitcoin đã trở thành hàng rào internet bảo vệ công dân khỏi những quyết định khủng khiếp của người cầm quyền. Và nếu điều tương tự xảy ra ở Zimbabwe như ở Venezuela thì có thể đất nước này sẽ sớm trở thành thị trường tiền điện tử lớn nhất ở châu Phi.

Chủ đề cùng chuyên mục: