Thuế thị dân là một trong những loại thuế mà thực tập sinh phải đóng khi đi làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về các loại thuế này. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nội dung này.



1.Thuế thị dân là gì?
Thuế thị dân hay còn gọi là thuế cư trú. Mục đích của việc thu thuế thị dân này để đảm bảo kinh phí phục vụ cho địa phương: giáo dục, phúc lợi, xử lý rác thải, phòng chống thiên tai và các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại tại phương.
Xem thêm: điều kiện đi tu nghiệp nhật bản
2.Đối tượng phải nộp thuế và được miễn thuế
-Đối tượng nộp thuế
Khi thu nhập của người lao động vượt quá 103 vạn yên/năm thì người lao động sẽ phải đóng thuế.
-Đối tượng được miễn thuế
Du học sinh, người lao động có thu nhập dưới 103 vạn yên/năm.
Người khuyết tật, trẻ vị thành niên…có tổng thu nhập dưới 125 vạn yên.
Người đang sống bằng tiền trợ cấp của địa phương
Xem thêm: nghiệp đoàn Nhật Bản
3.Cách tính thuế thị dân
Thuế thị dân bao gồm thuế thành phố và thuế tỉnh. Mức thuế này sẽ được áp dụng vào ngày 1 tháng 1 hàng năm, nếu có điều chỉnh thì sẽ niêm yết vào ngày này.
4.Hình thức đóng thuế thị dân
-Được trừ trực tiếp vào tiền lương: Phương pháp này chỉ áp dụng cho nhân viên chính thức tại công ty, không áp dụng cho nhân viên làm thêm.
-Đóng thuế riêng: Phương pháp này dành cho người lao động tự do,
Do không có công ty đứng ra làm trung gian nên người lao động sẽ phải tự mang giấy báo thuế ra combini hoặc ngân hàng để thanh toán.
5.Thời hạn nộp thuế: Thời gian đóng thuế 1 năm sẽ chia ra 4 đợt là vào tháng 6,8,10 và tháng 1 của năm tiếp theo.
Hy vọng những nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về thuế thị dân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Chúc bạn thành công!
Xem thêm thông tin về xuất khẩu lao động: https://jvnet.vn/tin-tuc-su-kien/huo...-xkld-moi-nhat

Chủ đề cùng chuyên mục: