Nếu như trước đây nhu cầu của người Việt chỉ là “ăn no, mặc ấm” thì hiện nay người Việt có nhu cầu ngày càng cao hơn về chuyện “ăn ngon, mặc đẹp”. Đó cũng chính là lí do khiến hàng loạt nhà hàng từ bình dân tới cao cấp ra đời để đáp ứng khẩu vị ngày càng được nâng cao của nhiều bộ phận người việt, không chỉ thế, việc lựa chọn những nhà hàng có không gian sang trọng, dễ chịu và tiện nghi cũng được cú trọng không kém. Bởi vậy, xu hướng thiết kế nhà hàng 2 tầng đang rất được các chủ đầu tư ưa chuộng và định hướng cho nhà hàng của mình. Trong bài viết này, kiến trúc An Cường muốn chia sẻ một số thông tin cũng như những nguyên tắc khi thiết kế nhà hàng 2 tầng để các chủ đầu tư tham khảo và ứng dụng cho thiết kế của mình.


Nguyên tắc thiết kế nhà hàng 2 tầng
- Nhanh và tiết kiệm chi phí tối đa: Hiện nay, các nhà hàng hầu hết đều phải thuê lại mặt bằng chính vì thế, nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế nhà hàng 2 tầng đó là: thi công phải nhanh nhất có thể để tiết kiệm tối đa chi phí dành cho việc thuê mặt bằng nhằm đáp ứng nhu càu mà hầu hết các chủ đầu tư hưỡng tới.

Bên cạnh đó, vấn đề lựa chọn vật liệu cho mô hình kinh doanh này cũng cần đặc biệt chú ý lựa chọn những loại vật liệu đơn giản, dễ thay đổi hay sửa chữa và có giá thành hợp lý chứ không nên đầu tư chi phí vào những vật liệu cầu kỳ lại có chi phí dành cho nó quá cao khiến thiết kế không đáp ứng được yêu cầu cần có của một nhà hàng đó là sự mới mẻ trong thiết kế.


Do là một loại hình kinh doanh phổ biến và đang ngày càng trở nên bão hòa, việc các chủ đầu tư quan tâm đến chất riêng, nét khác biệt và cá tính độc đáo của không gian nhà hàng là điều vô cùng cần thiết để tạo được ấn tượng trong lòng những thực khách mà chủ đầu tư hướng tới.


- Tính thực dụng và hiệu quả cao trong thiết kế nhà hàng 2 tầng: Không gian chung của nhà hàng cần tạo được cảm giác thông thoáng, thoải mái cho khách hàng. Tuyệt đối tránh việc tận dụng một cách tối đa chỗ ngồi trong không gian nhà hàng vì như vậy sẽ tạo nên cảm giác bức bối, khó chịu đối với những thực khách.


Bí quyết dành cho các chủ đầu tư để có một không gian không quá bức bối với mật độ bàn ghế dày đặc mà vẫn có thể tận dụng tối đa được không gian của quán lại tạo được sự riêng tư cho khách hàng của mình là: Trong thời gian đầu hoạt động, các chủ đầu tư chỉ nên cho kê số lượng bàn ghế với mật độ vừa phải bởi lúc này, công suất kinh doanh của nhà hàng thường sẽ chỉ đạt được khoảng 50 đến 70% công suất thực tế mà nhà hàng có thể đáp ứng. Khi đã đi vào hoạt động ổn định và trơn tru, các chủ đầu tư mới bắt đầu tăng dần số lượng bàn ghế nếu cần.

Chủ đề cùng chuyên mục: