Sau khi Hưng Yên và Thái Bình công bố dịch tả lợn châu Phi (AFS), đến lượt Hải Phòng cũng xuất hiện dịch. Để đảm bảo phòng chống AFS, các tỉnh ở khu vực miền Nam đã đưa ra nhiều phương án để phòng chống.

Chiều ngày 23/2, đại diện Cục Thú y Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 22/2, sau khi tiến hành lấy 5 mẫu huyết thanh và phủ tạng lợn chết tại hộ gia đình ông Vũ Văn Đạt, ngụ tại thôn 12, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, Chi cục Thú y vùng II xác nhận 2/5 mẫu bệnh phẩm dương tính với AFV. Hiện tại, Cục Thú y cùng với các cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đang tổ chức khoanh vùng để xử lý, không để dịch bệnh lây lan.

Theo khuyến cáo của Cục Thú y, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, do việc gia tăng buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn có thể là nguyên nhân phát tán mầm bệnh dịch và nguy cơ phát sinh dịch bệnh tại các địa phương. Để bảo vệ ngành công nghiệp chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ thị gửi các bộ ngành, các tỉnh thành yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm khống chế AFS hiệu quả. Sau khi AFS xảy ra ở 3 tỉnh miền Bắc và đã được xử lý, các địa phương tại khu vực miền Nam đã lên kế hoạch với nhiều phương án để phòng chống AFS. Tag: nuôi tôm sú thâm canh


Tại tỉnh Đồng Nai, ngay khi AFS xuất hiện ở miền Bắc, các cơ quan chức năng đã tổ chức họp bàn, cung cấp cho người chăn nuôi thông tin về dịch và các giải pháp phòng chống dịch, giám sát dịch tễ để bảo vệ 2,4 triệu con lợn đang chăn nuôi ở đây. Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài giám sát tình hình dịch tễ để phát hiện những ca bệnh, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm soát chặt các tuyến đường vận chuyển lợn từ phía Bắc vào, tiến hành các đợt tiêu độc khử trùng, siết chặt hoạt động các cơ sở giết mổ.

Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 con lợn từ phía Bắc đưa vào miền Nam tiêu thụ và lượng heo từ phía bắc vào Nam có thể còn tăng do giá lợn ở miền Nam đang cao hơn ở miền Bắc. Ông Hùng cho biết, trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn hiện đang thực hiện kiểm dịch, kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc, nhất là lợn có dấu hiệu mang bệnh, đồng thời ngăn chặn kịp thời lợn mang mầm bệnh, không cho lưu thông. Hiện tại, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã lập thêm một trạm kiểm dịch động vật trên quốc lộ 20 để kiểm soát AFS từ khu vực Tây Nguyên chuyển xuống qua địa bàn Đồng Nai. Tag: bệnh trên tôm sú

Tại Đồng Nai, các trang trại và hộ chăn nuôi lợn hiện đang tích cực thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng, phòng tránh AFS. Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam đã phát hành cẩm năng phòng chống AFS và gửi tới hơn 3.000 trang trại chăn nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Do AFS chưa có văcxin phòng chống, vì thể hạn chế nguồn lây lan là giải pháp tối ưu để bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh tấn công vào thời điểm này.

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tỉnh này vừa có cuộc họp với các sở ngành, địa phương các quận huyện nhằm xây dựng kế hoạch để ngăn chặn, ứng phó khẩn cấp với khả năng AFS xâm nhập vào địa bàn. Các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn lợn cụ thể để có phương án bảo vệ và kiểm soát kịp thời khi dịch bệnh xảy ra và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin dịch bệnh. Cùng với ngành thú y, lực lượng công an tỉnh được yêu cầu bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để phối hợp kiểm soát phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh; yêu cầu lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

TP. Hồ Chí Minh hiện đang tiêu thụ khoảng 10.000 con lợn/ngày, trong đó 80% là do các tỉnh cung cấp, do vậy khả năng lây dịch bệnh là rất cao. Ông Lê Việt Bảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh - cho biết, thành phố hiện đã và đang dồn lực để tuyên truyền phòng chống, hướng dẫn an toàn sinh học chăn nuôi, biểu hiện heo bị dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi và yêu cầu các lực lượng chuyên môn tăng cường chốt chặn xe tại các điểm giao thông quan trọng, cửa ngõ vào thành phố. Hiện tại, ngoài 5 điểm chốt kiểm dịch động vật cố định tại các tuyến đường huyết mạch, thành phố sẽ tăng cường 3 đoàn liên ngành chốt chặn kiểm tra trên cao tốc nhằm ngăn chặn kịp thời lợn chết bất thường, thịt lợn không rõ nguồn gốc, sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ phía Bắc đưa vào thị trường thành phố tiêu thụ. Cùng với ngành thú y, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức các đội liên ngành kết hợp các quận, huyện kiểm tra thịt heo ở chợ lẻ, chợ đầu mối để lấy mẫu, truy ngược lại nguồn gốc thịt heo để phòng AFS hiệu quả nhất.

Nguồn: congthuong.vn/mien-nam-tang-cuong-cong-tac-chong-dich-ta-lon-chau-phi-116161.html

Chủ đề cùng chuyên mục: