Chăm sóc sau phẫu thuật quyết định 20% kết quả thẩm mỹ. Vậy cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc, cách chườm đá sau khi nâng mũi như thế nào để mau hồi phục và cho dáng mũi đẹp tự nhiên lầu dài? Tham khảo ngay bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: nâng mũi cấu trúc sụn tai

>>> Xem thêm: nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu

>>> Xem thêm: nâng mũi cấu trúc




Tại sao phải chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc?

Chúng ta đều biết rằng, nâng mũi cấu trúc là một trong những công nghệ thẩm mỹ hiện đại được nhiều người lựa chọn. Kỹ thuật nâng mũi có nguồn gốc từ Hàn Quốc, ứng dụng kỹ thuật bóc tách toàn diện dáng mũi.

Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành can thiệp bóc tách toàn diện chiếc mũi xấu, chủ trương sử dụng sụn tự thân để bao bọc đầu mũi. Phần sóng mũi được nâng cao tự nhiên bằng sụn nhân tạo chất lượng với mục đích ngăn ngừa những biến chứng xấu tồn tại.

So với các công nghệ nâng mũi cũ, kỹ thuật S Line can thiệp và xâm lấn nhiều đến cơ thể, khắc phục toàn diện những khuyết điểm còn hạn chế trên cấu trúc mũi. Do đó, nếu sau khi ứng dụng phương pháp này, không có chế độ chăm sóc đúng cách thì thời gian lành thương sẽ diễn ra lâu và có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nâng mũi cấu trúc cần được tuân thủ đúng những nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ để có được kết quả thẩm mỹ an toàn và ấn tượng nhất.

Những cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc

1/ Chăm sóc đúng cách

+ Những ngày đầu sau nâng mũi: Khoảng 24 giờ đầu sau nâng mũi cấu trúc. Dáng mũi sẽ xuất hiện tình trạng sưng và có xuất hiện đau đớn. Khách hàng có thể sử dụng thuốc giảm đau cũng như kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Hoặc là, việc giảm đau có thể được ứng dụng bằng cách chườm đá để giảm vết sưng.

+ Dáng mũi sau khi nâng sẽ chưa thực sự ổn định nên khách hàng nên chú ý không nằm nghiêng, giữ mũi ở tư thế cố định để ngăn ngừa dáng mũi lệch lạc.

+ Luôn luôn giữ cho vết thương mũi khô và cố định bằng băng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

+ Không chạm trực tiếp vào dáng mũi, không vặn vẹo, tuyệt đối không chơi thể thao cũng như chạy nhảy khi vừa mới nâng mũi.

2/ Chế độ dinh dưỡng sau khi nâng mũi

Nhắc đến những cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đúng cách. Thực phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định đến dáng mũi có lành nhanh hay gây kích ứng.

+ Sử dụng những thực phẩm giàu calo: Sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, cơ thể cần cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng để có sức khỏe cũng như hồi phục vết thương. Do đó, nên chọn những thực phẩm giàu calo để bổ sung protein nhằm tái tạo các mô, các thực phẩm cần bổ sung đó chính là thịt, phô mai, sữa, các loại đậu

+ Thực phẩm giàu vitamin A: Để làm mềm và phẳng các vết thương, khách hàng cần chú ý chăm sóc sau nâng mũi cũng như tăng cường thực phẩm giàu vitamin A cho cơ thể.

3/ NHỮNG THỰC PHẨM CẦN KIÊNG SAU NÂNG MŨI

Bên cạnh việc tăng cường những chế độ dinh dưỡng cần thiết sau nâng mũi thì khách hàng cần quan tâm đến việc kiêng kem với những món ăn không tốt.

+ Kiêng những món ăn khó tiêu như dưa chua, dưa muối

+ Để vết thương lành nhanh, hạn chế kích ứng và gây sẹo thì bản thân khách hàng cần kiêng sử dụng rau muống, thịt bò, hải sản.

+ Kiêng sử dụng những thực phẩm kích thích như : hành, tỏi, ớt, rượu, bia, thuốc lá, cà phê

+ Không sử dụng các thực phẩm quá chua, quá cứng, gây dị ứng

4/ Tái khám đúng hẹn

Việc chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc bao gồm cả những yêu cầu tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Nếu sau quá trình thẩm mỹ mũi, khách hàng cảm thấy những biến chứng xấu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đến bác sĩ để thăm khám và xem xét tình hình.

Cách chườm đá sau khi nâng mũi đúng cách để giảm đau hiệu quả

Sau phẫu thuật nâng mũi, khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên, mũi có thể gặp tình trạng sưng đau. Theo nghiên cứu lâm sàng và thực tế cho thấy, những người tích cực chườm đá có thể cải thiện đến 70% tình trạng sưng tấy, đến ngày thứ 4, thứ 5 sưng đã giảm rất nhiều và đến ngày thứ 7 mũi đã khá về form.

Chăm sóc sau phẫu thuật quyết định 20% kết quả thẩm mỹ, mũi bình phục nhanh hay không chủ yếu do yếu tố này quyết định. Có rất nhiều cách chườm đá sau phẫu thuật mũi nhưng không ít trường hợp do thiếu hiểu biết, không dành thời gian tìm hiểu mà mắc phải những sai lầm nghiêm trọng gây những tổn thương không đáng có cho mũi.

Chườm đá sau phẫu thuật rất đơn giản, các bạn chỉ cần lưu ý một chút là có thể làm được. Đây là một trong những khâu quan trọng trong chăm sóc sau nâng mũi. Có những khách hàng tuân thủ hướng dẫn của chúng tôi đến ngày thứ 4 đã có thể sinh hoạt như bình thường, có thể đi làm.

Cách chườm đá sau khi nâng mũi

+ Bọc đá trong túi nilong mềm, bọc bên ngoài là chiếc khăn vải màn hoặc khăn bông mỏng mềm mại.

+ Chườm vùng xung quanh mũi như mắt, trán, gò má, môi trên…

+ Khi chườm không phải miết đá trên mặt mà các bạn tiến hành động tác dặm như dặm phấn khi makeup.

+ Chườm đá 3 – 4 lần mỗi ngày, thời gian mỗi lần từ 10 – 15 phút.

+ Nên chườm đá trong 2 – 3 ngày đầu, ngày thứ 4 – 5 bạn chuyển sang chườm nóng bằng trứng luộc.

Những sai lầm thường gặp khi chườm đá sau phẫu thuật mũi

- Để nước đá ray vào vùng mũi: Nhiều người dùng khăn mềm bọc đá, một lúc sau đá tan, nước nhiễm vào vùng mũi. Bạn nên nhớ tuyệt đối không để nước lã rây vào vùng mũi bởi khi đó mũi rất có khả năng bị viêm nhiễm, sưng mủ, gây đau đớn.

- Chườm đá trực tiếp lên mũi: Đây là một cách chườm đá sau khi nâng mũi hoàn toàn sai lầm. Vùng mũi sau phẫu thuật cần giữ cố định, hạn chế càng ít va chạm càng tốt, tránh gây đau và làm sống mũi bị lệch. Bạn chỉ chườm đá vùng xung quanh mũi như quầng mắt, trán, gò má, môi trên.

- Bọc đá trong nilong: Để tránh nước đá tan chảy rây vào trong mũi, nhiều người dùng túi nilong bọc đá. Tuy có thể hạn chế viêm nhiễm nhưng chỉ có lớp nilong mỏng khiến đá tiếp xúc hầu như trực tiếp với da cũng khiến da có thể thâm tím hơn.

- Chườm quá lâu, chườm quá nhiều: Nên chườm đá bao lâu thì tốt? – Khi hướng dẫn cách chườm đá sau phẫu thuật mũi, các bác sĩ chuyên khoa thường nói rõ tần suất tiến hành như thế nào. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng, gây phản tác dụng.