Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam phát triển sôi động trong những năm gần đây. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi được hưởng lợi, trong đó ngành BĐS công nghiệp cũng được "hưởng sái".
Đọc thêm: Biệt thự lâu đài
Động lực của thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam
Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung năm 2018, tổng vốn FDI vào khu công nghiệp, khu kinh tế và vốn tăng thêm đạt 8,3 tỉ USD. Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đăng ký đầu tư khoảng 560 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 5,3 tỉ USD; tăng vốn gần 500 dự án với tổng vốn tăng thêm khoảng hơn 3 tỉ USD.
Lũy kế đến hết năm 2018, cả nước có 17 khu kinh tế ven biển đã thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước hơn 845.00 ha; có 326 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 93.000 ha.





Lũy kế đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 93.000 ha. (Ảnh minh họa: JLL)


Còn theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường JLL, hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển, dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp; đến năm 2018, Việt Nam đã có 80.000 ha đất.
Công ty này nhận định, thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ vào ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hàng loạt doanh nghiệp dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Không những thế, nền kinh tế Việt Nam lại đang phát triển theo hướng xuất khẩu, tăng cường hội nhập thông qua ký kết 18 hiệp định thương mại tự do (FTA).
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vị trí chiến lược khi nằm giữa Trung Quốc và Singapore, 40% lượng hàng hóa được vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ đi qua khu vực biển Đông này để đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Ngoài ra, Việt Nam có thị trường logistics đang chuyển mình, được dự báo sẽ phát triển nổi bật trong 5 – 10 năm tới; cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ và đang thích nghi, nắm bắt những thay đổi đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Bức tranh đa sắc của BĐS công nghiệp ba miền Bắc – Trung - Nam
Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển, bao gồm: đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các BĐS hậu cần khác. Thị trường chia thành ba khu chính: Khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, khu kinh tế trọng điểm miền Nam được xem là tiên phong với sự tập trung của rất nhiều ngành hàng truyền thống; khu kinh tế trọng điểm miền Bắc lại thu hút nhiều nhóm ngành công nghệ cao và tiên tiến hơn với lợi thế phát triển sau; còn khu kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ mới được tập trung phát triển gần đây.





Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam chia thành ba khu chính thuộc Khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. (Ảnh: Hiếu Quân)


Hiện tại, khu vực phía Bắc có 7 tỉnh, thành có hoạt động công nghiệp gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Hầu hết nhà máy điện công nghiệp tại những tỉnh này được điều hành bởi các tập đoàn địa phương, một số khác được phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài như: VSIP (Singapore/Việt Nam), Thuận Thành 2 (Đài Loan), Nomura (Nhật Bản). Dẫn đầu về tốc độ phát triển là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với tốc độ phát triển đáng kể chỉ trong 5 – 10 năm qua.
Miền Bắc Việt Nam cũng đang được coi là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất có ý định di dời khỏi thị trường Trung Quốc khi có nhiều điều kiện tương đồng nhưng chi phí lao động thấp hơn tại Trung Quốc.
So với khu vực phía Bắc hay phía Nam, thị trường BĐS công nghiệp miền Trung còn rất sơ khai, tập trung chủ yếu ở hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Khu vực này tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thức ăn.
Còn thị trường BĐS công nghiệp miền Nam gồm các tỉnh: TP HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Tiền Giang. Tương tự như miền Bắc và miền Trung, các nhà máy điện công nghiệp của miền Nam cũng chủ yếu được phát triển bởi tập đoàn địa phương, một số doanh nghiệp ngoại tham gia thị trường có: VSIP (liên doanh của Singapore và Việt Nam) và Amata (Thái Lan).
Là khu vực phát triển BĐS công nghiệp đầu tiên trên cả nước, khu vực miền Nam cũng đang được đánh giá là khu vực hoạt động sôi động nhất, dẫn đầu về tăng trưởng, phát triển và thu hút vốn đầu tư.

Chủ đề cùng chuyên mục: