Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các mốc của quá trình giãn nở cổ tử cung và ý nghĩa của chúng để các mẹ có thể biết rõ hơn và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh những trường hợp nguy hại đến mẹ và bé.

1 cm – mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện
Khi cổ tử cung mở 1cm là cơ thể bạn đã sẵn sàng cho quá trình sinh em bé nhưng không có nghĩa là bạn sẽ ngay lập tức sinh. Theo Bác sĩ Robert Atlas - khoa sản Trung tâm Y tế Mercy, Mỹ cho biết mỗi sản phụ thai đều có quá trình giãn nở cổ tử cung và lâm bồn khác nhau. Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung có thể diễn ra lâu hơn với những mẹ bầu mang thai bé đầu tiên bởi vì cơ thể sẽ cần thời gian để thích ứng với những giai đoạn ban đầu lúc lâm bồn.

5 cm – bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt
Khi đã mở được 5cm thì bạn cảm thấy những cơn co thắt, đây là lúc bạn bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn. Dù cổ tử cung mở đến 5cm nhưng điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc em bé chuẩn bị ra đời.

Đối với mốc thời gian giãn nở này cũng là dấu hiệu cho biết cổ tử cung của bạn đang dài hơn và trở nên mềm hơn để "mở đường" cho bé ra khỏi tử cung đến âm đạo và cuối cùng là chào đời.

6 cm – em bé đang sẵn sàng ra đời
Quá trình này Bác sĩ sẽ theo sát bạn khi cổ tử cung mở hơn 5cm, bởi ở thời điểm này quá trình lâm bồn sẽ diễn ra nhanh hơn, quá trình mở cổ tử cung diễn ra nhanh hơn so với trước. Cuối cùng bạn cũng sẽ cảm nhận được những cơn co thắt đau hơn và dữ dội hơn khi cổ tử cung mở rộng hơn 5cm

10 cm – đẩy nào!
Cổ tử cung mở đến 10 cm được xem là đã mở hết. Điều đó có nghĩa là ống sinh đã mở hoàn toàn và bạn có thể bắt đầu đẩy em bé ra khỏi cơ thể. Cổ tử cung đã được kéo dài ra và tử cung đã co thắt hết mức để bạn có thể sinh.

Bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn bạn cách rặn và đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung đã mở hết nhưng em bé vẫn chưa ra sau một khoảng thời gian nhất định thì bác sĩ thường sẽ can thiệp để đẩy nhanh quá trình sinh, ví dụ như dùng kẹp forceps, giác hút, rạch âm hộ…

Xem thêm: Giãn nở cổ tử cung khi sinh
Virus herpes với trẻ sơ sinh