Chỉ trong thời gian ngắn, những mô hình này đã mang lại thu nhập nhiều tỷ đồng cho người nông dân.

Nhiều mô hình VAC thu nhập cao

Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và nguồn lao động, những năm qua, HLV tỉnh đã chỉ đạo HLV các địa phương vận động hội viên, nông dân cải tạo 75% diện tích vườn tạp, trồng mới hàng ngàn hecta cây ăn quả. Chỉ sau thời gian ngắn phát động, gần như 100% số hộ đã xây dựng được vườn dinh dưỡng, mang lại hiệu quả nhiều mặt. Tag: may quat nuoc


Khu vườn của gia đình anh Lê Sỹ Phượng (xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương) trước đây chỉ là vườn tạp. Sau khi được HLV địa phương vận động, anh quyết định xóa bỏ vườn tạp, thay vào đó là những cây bưởi Diễn. Thời gian đầu, anh trồng thử vài chục gốc. Thấy giống cây này phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, phát triển tốt, anh quyết định nhân giống với hàng trăm gốc. Đến nay, gia đình anh có gần 650 gốc bưởi Diễn, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.

Quyết định táo bạo hơn là anh Nguyễn Trọng Dũng (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương). Sau khi phá bỏ vườn tạp, gia đình anh Dũng vay mượn xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn kết hợp trồng cây rễ hương; mỗi năm thu khoảng 200 - 300 triệu đồng. Có kinh nghiệm, anh tiếp tục mở rộng sang chăn nuôi lợn siêu nạc, cá nước ngọt, gà, ngan, ba ba thương phẩm, thu nhập hơn 1,3 tỷ đồng. Tag: quạt nước nuôi tôm

Anh Dũng chia sẻ: “Trước đây, nhìn khu vườn tạp, tôi không nghĩ nó có thể mang lại nguồn thu nhập lớn như thế cho gia đình. Sau khi được HLV hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, tôi quyết định cải tạo vườn, mạnh dạn vay mượn người thân, bạn bè đầu tư mô hình VAC. Đến nay, tổng thu của gia đình khoảng 1,5 tỷ đồng/năm”.

Ngoài anh Dũng, anh Phượng, những năm qua, HLV tỉnh Nghệ An còn xây dựng được nhiều mô hình mang lại thu nhập cao như trồng quýt PQ, bưởi Diễn của gia đình anh Nguyễn Văn Cường (Nghĩa Đàn), thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm; trồng cam xã Đoài, cam Valen và cam Vân Du của gia đình anh Võ Văn Kỷ (Thanh Chương), thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm; trồng bưởi Quang Hương kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Quang Hương (Nghĩa Đàn), thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm…

Đến nay, Hội đã xây dựng được hơn 8.000 mô hình VAC, trong đó, gần 1.500 mô hình nuôi trâu, bò, lợn, gà…; hơn 1.000 mô hình trồng cây ăn quả và rau màu; 558 mô hình chăn nuôi thủy, hải sản. Các cấp Hội đã xây dựng được 37 mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng an toàn.

Chú trọng phát triển theo hướng VietGAP ứng dụng công nghệ cao

Không chỉ dừng lại ở những mô hình VAC đơn thuần, những năm qua, việc phát triển kinh tế VAC theo hướng GAP đã được các địa phương trong tỉnh Nghệ An triển khai, như vùng rau ở Quỳnh Lưu, TP. Vinh; trồng nấm ở Yên Thành; trồng ổi ở Nghĩa Đàn; trồng bưởi Hồng Quang Tiến ở thị xã Thái Hòa…

Đặc biệt, nhiều hộ hội viên đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây mới vào sản xuất, như: thanh long ruột đỏ ở Thanh Chương, Tân Kỳ; bưởi Diễn ở Thanh Chương, Nghĩa Đàn; bưởi da xanh ở thị xã Thái Hòa…

Chủ tịch HLV Nghệ An Nguyễn Thế Thắng cho biết: “Thời gian tới, Hội sẽ chủ động tiếp cận, phối hợp và đề xuất xây dựng các chương trình, dự án tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, vườn chuẩn nông thôn mới, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ theo công nghệ 4.0… Vận động và phát triển kinh tế VAC theo hướng an toàn, hữu cơ, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thành lập tổ hợp, hợp tác xã VAC, vừa sản xuất, chế biến, vừa tiêu thụ sản phẩm. Tag: quạt nước tạo oxy ao tôm

Đồng thời, Hội sẽ xây dựng và phát triển các mô hình rau, hoa quả, thủy đặc sản, động vật quý hiếm trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao ở những vùng có lợi thế để sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao”.

Phấn đấu 100% huyện, thành, thị có tổ chức Hội

Năm năm qua, HLV tỉnh Nghệ An không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2013, Hội có 60.455 hội viên, nay tăng lên 61.371 người. Chất lượng hội viên không ngừng được nâng cao ở một số Hội cấp huyện, xã. Hàng năm, hội viên được tập huấn về công tác Hội, kỹ thuật sản xuất và tham quan mô hình. Nhiều huyện đã tổ chức phát thẻ cho hội viên, tạo thuận lợi trong việc quản lý, sinh hoạt Hội.

Toàn tỉnh hiện có 20/21 huyện, thành thị, 296 xã phường, thị trấn, có tổ chức Hội; 2.496 chi hội thôn, bản; 4 thành viên là doanh nghiệp trực thuộc HLV tỉnh.

Bên cạnh thành quả, trong công tác Hội còn tồn tại một số hạn chế: Tổ chức Hội phát triển chưa đồng đều, một số Hội hoạt động cầm chừng. Nhiều Hội cơ sở còn lúng túng và thiếu năng động, chưa chủ động đề xuất mô hình, dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn trông chờ vào sự giao việc của chính quyền.

Trong nhiệm kỳ tới, HLV Nghệ An phấn đấu 100% số huyện, thành, thị có tổ chức Hội. Mỗi huyện, thành, thị phát triển thêm 2 - 3 chi hội, kết nạp được 50 - 100 hội viên. 100% hội viên đều có thẻ hội viên. Phấn đấu 100% HLV các huyện, thành, thị đạt khá - giỏi, không có đơn vị yếu kém...

Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị HLV tỉnh cần chú trọng củng cố, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh; tăng cường tuyên truyền phổ biến cho hội viên, nông dân về chính sách, pháp luật, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/nhieu-mo-hinh-vac-o-nghe-an-cho-thu-tien-ty-post24818.html

Chủ đề cùng chuyên mục: