Các doanh nghiệp đóng vai trò to lớn vào sự lớn mạnh của nền kinh tế. Để đáp ứng được sự lớn mạnh của nền kinh tế thì các DN cần phải làm rõ những hạn chế hiện hữu và tìm ra những biện pháp giải quyết những hạn chế đó để thúc đẩy phát triển.
Một số hạn chế về năng lực cạnh tranh
Doanh nghiệp đã góp một phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, trong đó có việc đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình. Nhưng về sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, nhất là vấn đề năng lực của doanh nghiệp còn một số vấn đề cần được lưu ý như sau:
Các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã và đang lắp ráp, sản xuất những sản phẩm tương đối cao cấp cho thị trường quốc tế, đối nghịch lại thì các doanh nghiệp trong nước vẫn hướng về thị trường nội địa hoặc chỉ xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng thấp. Theo báo cáo thì Việt Nam nhập khẩu khoảng 90% giá trị xuất khẩu và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

>>> Xem thêm: phần mềm crm
Chú trọng tăng số lượng doanh nghiệp mới, chưa có hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Theo thống kê hiện nay doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm khoảng 3%, còn lại 97% là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong số đó gần 60% số doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Do quy mô nhỏ nên rất nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém
Vai trò của các cụm công nghiệp trong kết nối kinh doanh rất hạn chế. Trên thế giới, phần lớn các cụm doanh nghiệp được hình thành từ quan hệ tự nhiên trong chuỗi cung ứng phát triển thành các cụm công nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô, kết nối trực tiếp với thị trường công nghiệp, kết cấu hạ tầng về logistics để xuất khẩu và do vậy chi phí đầu vào được tiết kiệm một cách tối đa. Các dịch vụ ngân hàng, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh cũng thường sẵn sàng để phục vụ tại cụm công nghiệp tạo nên một “tổ hợp sản xuất” khai thác lợi thế cạnh tranh ở địa phương. Trong khi đó, ở Việt Nam các cụm công nghiệp thực chất chỉ là khu công nghiệp với mục tiêu chính là bảo đảm kết cấu hạ tầng cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, do vậy các DNNVV phải tốn rất nhiều công sức, chi phí, làm đầy đủ các thủ tục tiếp cận các nguồn lực (vốn, đất đai, nhà xưởng, công nghệ, điện, nước...) như các doanh nghiệp lớn và đương nhiên sẽ khó có thể tập trung vào phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh...
>>> Tìm hiểu thêm về: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chưa tạo được độ tin cậy cao đối với các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI. Sự tin tưởng cao giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ khuyến khích các hoạt động tích cực giữa các doanh nghiệp, như chia sẻ thông tin, kiến thức về kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiếp thị.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhân lực cấp cao - giám đốc điều hành cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh một cách bài bản, gắn với thực tế sản xuất - kinh doanh. Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp điều hành công việc kinh doanh theo sự thuận tiện và điều này đã hạn chế doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất.
Điều đặc biệt quan ngại hiện nay là trình độ học vấn và đào tạo kỹ thuật, chuyên môn của lực lượng lao động còn thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động nội bộ tại doanh nghiệp, hệ quả là doanh nghiệp khó có thể bứt phá được.
Áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp thấp. Nhìn chung, mức độ sử dụng công nghệ mới vào quản trị doanh nghiệp hay vào sản phẩm sản phẩm còn thấp. Các doanh nghiệp đang dần dần tìm hiểu áp dụng những phần mềm quản trị doanh nghiệp , phần mềm quản trị sản xuất, phần mềm crm,… để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
Tiếp cận nguồn vốn tín dụng dài hạn khó khăn và chi phí cao. Tiếp cận vốn đầu tư và vốn cố định luôn là một cản trở đối với DNNVV. Để tham gia mạng lưới sản xuất, các DNNVV thường phải tiếp cận các nguồn phi chính thức với lãi suất cao hơn và trở nên không có lợi thế về chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn tài chính chủ yếu từ các ngân hàng. Hoạt động của các công ty tài chính, các quỹ đầu tư khá hạn chế và ít được doanh nghiệp chú ý.
>>> Đọc thêm về: Phần mềm erp là gì

Chủ đề cùng chuyên mục: