Còn nhiều thách thức tác động rất lớn vào đời sống vật chất và tinh thần của khoảng 48% dân số là nông dân. Vậy làm gì để nâng cao vị thế nông dân; để nông dân là đối tượng và là chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn sắp tới?


Theo tôi, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp đa chức năng là câu trả lời. Nhiều học giả trên thế giới chỉ ra rằng, nền nông nghiệp đa chức năng là cơ hội cho nông dân và cư dân nông thôn. Nó sẽ liên kết được các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường liên quan đến phát triển nông nghiệp và sử dụng đất bền vững từ hộ, cộng đồng dân cư nông thôn, địa phương, quốc gia để nối kết thị trường trong và ngoài nước.

Ở Mỹ, chính quyền đã nâng cao vị thế nông dân qua phát triển nền công nghiệp nông nghiệp với mục đích cố gắng phát triển kinh tế nông thôn nhằm duy trì dân số ở nông thôn. Ở châu Âu, việc phát triển nông nghiệp du lịch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, duy trì dân số ở nông thôn. Tại Nhật Bản, việc phát triển nông nghiệp còn để duy trì sinh cảnh và các giá trị xã hội; trong đó, hợp tác xã là cơ hội cho nông dân làm việc bán thời gian với hoạt động đa dạng; mỗi làng một sản phẩm nhằm phát triển nông nghiệp bản địa và bảo tồn văn hóa nông thôn. Israel phát triển nông nghiệp công nghệ cao để giải quyết khan hiếm tài nguyên đất và nước... Tag: phần mềm pha dung dịch thuỷ canh

Ở Việt Nam, qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và qua quan sát 100 gian hàng từ các địa phương tại hội nghị tổng kết này, có thể thấy nông dân đã tham gia phát triển sản xuất và tiêu thụ trong hơn 11 ngành hàng chủ lực và các ngành hàng nông - lâm - ngư nghiệp đem về khoảng 40 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu trong năm 2017.

Các địa phương vùng đồi núi phía Bắc có nhiều mô hình nông dân hợp tác sản xuất nông sản sạch phục vụ thị trường trong và ngoài nước; phát triển nông nghiệp sinh thái, cây dược liệu và du lịch. Đồng bằng sông Hồng, với điều kiện đất ít người đông, có rất nhiều mô hình sản xuất rau và chăn nuôi công nghệ cao phục vụ người tiêu dùng trong vùng và xuất khẩu. Vùng duyên hải miền Trung, do khó khăn về thời tiết, khí hậu, nông dân đã phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch và hợp tác trong đánh bắt thủy hải sản. Vùng Tây Nguyên với tài nguyên đất đai còn phong phú, nông dân đã hợp tác và xây dựng các mô hình phát triển cây công nghiệp như cà phê để nâng cấp chuỗi giá trị và nối kết với doanh nghiệp xuất khẩu. Với các địa phương vùng Đông Nam bộ, nơi nào quỹ đất còn nhiều thì phát triển các mô hình cây công nghiệp, cây điều, cây ăn trái; nơi nào quỹ đất giới hạn thì phát triển chăn nuôi công nghệ cao.

Tại TPHCM, nông nghiệp chỉ đóng góp 1% GDP; nông dân muốn tồn tại phải ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau màu, cây cảnh phục vụ người tiêu dùng hàng ngày hoặc phát triển dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tag: phần mềm pha thuốc thuỷ canh

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn là vùng sông nước hiền hòa nhưng đang phải chống chịu với biến đổi khí hậu và cạnh tranh thị trường nhiều hơn các vùng khác. Vì thế chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học và truyền thông gần đây đã lên tiếng nhiều hơn về việc đẩy mạnh làm nông nghiệp đa chức năng. Đó là việc phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao chuỗi giá trị các ngành hàng chủ lực như lúa gạo, trái cây và thủy sản. Đồng thời, phát triển các sản phẩm xanh, sạch, đa dạng sinh học và thân thiện môi trường.

Từ cái nền đó, theo tôi, tới đây, cần thêm một số giải pháp lớn:

(1) Quy hoạch không gian, tích hợp liên ngành để phát huy lợi thế của địa phương và sáu tiểu vùng sinh thái nông nghiệp quốc gia (Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL).

(2) Liên kết vùng để lồng ghép phát huy tính đa chức năng như công nghiệp nông nghiệp, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp sinh thái theo nhu cầu thị trường và kêu gọi đầu tư.

(3) Tạo cơ hội nâng cao sinh kế, lồng ghép vai trò nông dân trong phát triển các sản phẩm chủ lực, địa phương và bản địa (mỗi làng một sản phẩm...) và nông dân phải có tiếng nói trong liên kết vùng, xây dựng nông thôn mới.

(4) Ngoài việc phát triển công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh, các tiến bộ khoa học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 phải được lồng ghép vào nền nông nghiệp đa chức năng. Tag: phần mềm trồng thuỷ canh

(5) Tăng vốn cho các mô hình thành công, tạo lan tỏa các mô hình nông nghiệp đa chức năng.

(6) Về chính sách đất đai, về lâu dài phải cải tổ toàn diện. Trước mắt, nên gộp đất lúa vào đất nông nghiệp để địa phương uyển chuyển trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường.

(7) Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp cần suy xét sáu giải pháp trên và tổ chức đào tạo nghề nông thôn hiệu quả.

(8) Cuối cùng, mọi hoạt động hiệu quả phải được đo lường qua cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho nông dân và cư dân nông thôn.

Nguồn: thesaigontimes.vn/td/282826/loi-mo-nong-nghiep-da-chuc-nang-.html

Chủ đề cùng chuyên mục: