Nhờ chuyển đổi phương pháp nuôi lươn từ bể xi măng sang bể bạt, từ sạp tre sang dây nilon, anh Nguyễn Lê Kim Phát (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) thu đều đặn hàng chục triệu đồng mỗi đợt thả nuôi.


Tiên phong

Phong trào nuôi lươn tại huyện Đất Đỏ đang phát triển mạnh với nhiều hình thức nuôi, nhưng phổ biến nhất vẫn là nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon. Anh Nguyễn Lê Kim Phát là một trong những hộ nuôi tiên phong, điển hình và đã thành công với mô hình này. Sau 5 năm gắn bó với nghề, từ 2 bể xi măng, đến nay cơ sở anh đã mở rộng thêm được 20 bể bạt trên diện tích 200 m2. Tag: may thoi khi

Anh Phát cho biết, năm 2013, sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khi, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, về An Giang thấy gia đình người bạn nuôi lươn hiệu quả, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, giá cả thị trường ổn định, lại dễ tiêu thụ, anh thuyết phục gia đình đầu tư xây bể xi măng, đan sạp tre làm giá thể, mua 200 kg lươn giống (loại 100 con/kg, giá 600.000 đồng/kg) từ một cơ sở ở xã Láng Lớn, huyện Châu Đức về thả nuôi. Qua 14 tháng nuôi thu 1.700 kg lươn thịt, giá bán 130.000 đồng/kg nhưng vẫn không có lời.

Sau quá trình tìm hiểu, anh Phát nhận thấy nguyên nhân nuôi lươn chưa hiệu quả là do con giống không rõ nguồn gốc, lươn bị còi, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, thời gian nuôi dài, thức ăn cá xay trộn với cám viên dễ tan trong nước làm tăng chi phí. Mặt khác, bể xây xi măng và giá thể bằng sạp tre làm cho lươn bị trầy xước, gây bệnh ghẻ lở; nuôi sạp tre tốn nhiều nước, khó vệ sinh và khó phát hiện lươn bệnh, lươn ăn nhau. Do đó, anh Phát quyết định thay đổi phương pháp nuôi, chuyển sang thiết kế khung sắt lót bạt làm bể nuôi, sử dụng sợi nilon làm giá thể cho lươn trú ẩn, chọn con giống tốt, rõ nguồn gốc mua về thả nuôi, dùng cám viên có hàm lượng đạm cao (≥ 40%) trộn với trùn quế theo tỷ lệ 7/3 làm thức ăn cho lươn. Với mỗi bể nuôi có diện tích 3 m2, thả 4.500 - 5.000 con giống (giá giống khoảng 5.000 đồng/con loại 500 con/kg), sau 1,5 - 2 tháng phân cỡ, tách thành hai bể, nuôi tiếp khoảng 7 - 8 tháng là thu hoạch. Tag: canh quat oxy

Chăm sóc phải tốt

Theo anh Phát, việc thiết kế bể nuôi lươn rất đơn giản. Một bể bạt có diện tích 3 m2 chỉ cần 26 m dài sắt hộp kích thước 25x25 mm làm khung bao và 2 m tới bạt loại khổ 4 m, đặt trên mặt nền bằng phẳng, khoét lỗ thoát nước để vệ sinh. Như vậy với hộ gia đình chỉ cần 50 m2 diện tích đất là có thể thiết kế 10 bể nuôi lươn thịt theo hai hàng.

Để lươn mau lớn và phát triển đều, ngoài việc chọn con giống tốt, rõ nguồn gốc, thức ăn đủ lượng, có hàm lượng đạm cao phối trộn với trùn quế thì nguồn nước nuôi cũng rất quan trọng nhất là hàm lượng pH trong nước luôn duy trì ổn định 7 - 7.5. Nước nuôi lươn lấy từ giếng khoan, bơm cho chảy qua bể lọc, dự trữ ở bể lắng rồi mới bơm cho bể nuôi. Bể lọc cơ học gồm cát, đá mi, đá 4x6 và đá nâng pH. Đối với những khu vực nước có độ pH < 5 thì nước phải cho chảy qua hai bể lọc. Tag: thiet bi tao oxy

Theo kinh nghiệm của một số hộ, lươn nuôi trong bể bạt, sử dụng giá thể bằng sợi nilon, mức nước chỉ cao 10 - 15 cm, sợi nilon dễ vệ sinh, dễ theo dõi lươn hoạt động bắt mồi và tính quần đàn. Lươn ăn không nhiều nhưng phải đủ chất, thời gian lươn ăn chỉ trong vòng 15 phút là đủ đinh dưỡng cho 24 tiếng hoặc có thể lâu hơn. Có thể cho lươn ăn ngày 2 lần. Buổi sáng trước khi cho lươn ăn cần thay nước mới, sau 1 giờ ăn thay nước mới. Buổi chiều cho ăn lần hai, sau một giờ thay nước mới. Nếu không có nhiều thời gian thì có thể cho lươn ăn ngày một lần vào buổi chiều và thay nước sau khi ăn một giờ. Sau 1,5 - 2 tháng phân cỡ tách đàn nuôi riêng theo kích thước, để lươn dễ tiếp xúc với thức ăn và quần đàn nằm nghỉ.

Theo anh Viễn Phó, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Mỹ, ngoài việc nuôi lươn thành công trong bể bạt, anh Phát còn hướng dẫn thiết kế bể bạt và quy trình nuôi lươn cho bà con nông dân đến tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm.

Nguồn: 2lua.vn/article/lai-cao-nho-doi-phuong-phap-nuoi-luon-5c0f6956425cc57c76c73413.html

Chủ đề cùng chuyên mục: