ĐÁNH MẸ ĐẺ CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG
Câu hỏi:
Gia đình cháu có mâu thuận về việc đất đai, các cô đã đi lấy chồng muốn về bên nội để giành đất cát với nhà cháu. Vì cháu không ở nhà lên không biết ở nhà đang diễn ra chuyện gì nhưng hiện tại các cô kiện bố cháu về tội danh là đánh mẹ đẻ (tức bà nội cháu). Bây giờ trong thôn xã đã có giấy mời bố cháu vào làm việc. Vậy bố cháu sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Mong sớm nhận được sự tư vấn của luật sư .
Luật sư TGS trả lời:
Theo như bạn trình bày thì các cô bên nội của bạn đang khởi kiện bố bạn về hành vi đánh mẹ đẻ (tức bà nội bạn). Về vấn đề đánh mẹ đẻ thì pháp luật quy định các thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau, cũng đóng nhau đóng góp vào cuộc sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình. Và theo quy định của pháp luật, hành vi xúc phạm, đánh đập, ngược đãi cha mẹ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 49, Nghị định 167/2015/NĐ- CP:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”

Bên cạnh đó, đối với hành vi đánh đập người khác (không kể đó là mẹ đẻ hay đối tượng khác) thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

>>> Click ngay: Thuê Luật sư bào chữa Tội Cố ý gây thương tích

Như vậy, nếu bố bạn đánh bà nội của bạn thì tùy theo mức độ thương tích của bà nội bạn mà bố bạn có thể bị xử phạt với những hình phạt khác nhau. Nếu gậy thương tích cho bà nội bạn ở mức độ nhẹ có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 và buộc phải xin lỗi công khai nếu bà nội bạn yêu cầu. Nếu bố bạn gây thương tích cho bà nội bạn với tỉ lệ thương tật cao hơn 11% hoặc thuộc một trong các trường hợp nêu trên mà bà nội bạn nộp đơn khởi kiện bố bạn vì tội cố ý gây thương tích thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104, Bộ luật Hình sự
Đối với trường hợp bạn đề cập , trong thôn xã có giấy mời bố bạn vào làm việc thì do bạn không đề cập rõ việc triệu tập nhằm mục đích gì thì chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bố bạn tuân thủ theo quy định, lên xã theo nội dung ghi trong giấy mời. Còn về việc bố bạn không đánh bà thì nó thuộc về phạm vi chứng minh của các cơ quan có thẩm quyền và bố bạn, nếu bố bạn đưa ra được những bằng chứng chứng minh bố bạn không đánh bà như đoạn ghi hình, ghi âm, người làm chứng… thì bố bạn sẽ không bị xử phạt vì hành vi đánh bà như nêu ở trên. Đối với trường hợp này, bạn cần bình tĩnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan chức năng để làm sáng tỏ vụ việc.

Chủ đề cùng chuyên mục: