Hàng năm, bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch, khi con nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo những dòng phù sa và sản vật phong phú; tận dụng lợi thế này, nhiều người dân vùng “rốn lũ” đầu nguồn huyện Tân Châu như Vĩnh Xương, Phú Lộc (An Giang) bắt đầu tất bật với công việc mưu sinh đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.

Đặc biệt, cũng nhờ lợi thế mùa nước nổi nơi đầu nguồn, người dân huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đã áp dụng thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.

Chạy dọc theo tuyến dân cư kênh 7 xã, từ xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (thị xã Tân Châu), qua xã Phú Hữu (huyện An Phú), nối liền những cánh đồng tiếp giáp biên giới mênh mông nước, với những dòng nước màu đỏ ngầu cuồn cuộn đổ về. Ngoài việc lấy phù sa vào đồng ruộng để rửa sạch các loại dịch bệnh, tăng độ màu mỡ cho đất giúp sản xuất thuận lợi hơn, mùa nước nổi về, còn là tín hiệu vui để bà con khai thác sản vật mùa nước nổi. Tag: tôm bệnh đốm trắng


Đối với ngư dân vùng sông nước đầu nguồn, khi nước lũ tràn đồng, cũng là thời điểm nhiều hộ gia đình tất bật với công việc chuẩn bị ngư cụ như: xuồng, ghe, câu, lưới,…để đánh bắt thủy sản; các loại cá, tôm, cua,… thiên nhiên ban tặng, từ phía thượng nguồn Campuchia thường theo nước lũ tràn về.

Khi con nước càng lên cao, sản vật sẽ càng phong phú; nhất là, đối với những nghề như: chày, câu, lưới đánh bắt cá, săn chuột, bắt rắn, xúc lươn, hái sen, hái bông điên điển, bông súng,... được đông đảo bà con tham gia, để cải thiện cuộc sống trong mùa lũ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nước lũ về thấp, lượng tôm, cá, rau đồng cũng cạn kiệt dần, cuộc sống của những ngư dân mưu sinh vùng lũ vì thế khó khăn hơn, một số ngư dân hành nghề truyền thống đánh bắt thủy sản, không còn mặn mà với việc mưu sinh theo con nước nữa, đã chuyển đổi nghề khác.

Hiện toàn xã Phú Lộc có 137 hộ nghèo, 298 hộ cận nghèo, phần đông các hộ này, sống bằng nghề nông và làm thuê là chính. Để giúp các hộ có cái nghề ổn định trong mùa lũ, hàng năm, chính quyền xã đã xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề, xét hỗ trợ vốn làm ăn cho các hộ. Tag: tôm bệnh đốm đen

Điển hình như ngay từ đầu mùa lũ 2018 này, địa phương đã phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã mở 1 lớp chăn nuôi lươn cho 25 học viên, là đối tượng thuộc diện hộ nghèo, qua đó đã xét hỗ trợ vốn cho mỗi hộ là 5 triệu đồng, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo (thuộc Chương trình 135 của Chính phủ) để thực hiện hiện mô hình chăn nuôi lươn.

Với phương châm “lấy công, làm lời”, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng lợi thế mùa nước nổi, để bắt óc, bắt cua, chày lưới, đặt dớn bắt cá,… để làm thức ăn cho lươn, nhờ vậy mà lươn phát triển tốt, giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống.

Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Nhàn, ngụ ấp Phú Quí, xã Phú Lộc, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã, không có đất sản xuất, chủ yếu làm thuê là chính; để trang chải cuộc sống gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học, sau khi học lớp chăn nuôi lươn và được địa phương hỗ trợ vốn, anh Nhàn đã tranh thủ xây dựng 3 bồn lươn, thả nuôi khoảng 1.500 con lươn giống. Tag: tảo độc trong ao

Qua 2 tháng nuôi, đến nay lươn phát triển tốt, để lươn sống khỏe và lớn nhanh, ít tốn chi phí, anh Nhàn hàng ngày phải đi bắt ốc, bắt cua, đánh bắt cá để làm thức ăn cho lươn. Dự kiến khoảng tháng 4 năm sau lươn sẽ cho thu hoạch.


Cùng được học nghề và hỗ trợ vốn chăn nuôi của địa phương, gia đình Nguyễn Thanh Hùng, là hộ nghèo, ngụ ấp Phú Quí, xã Phú Lộc thả nuôi hơn 2.000 con lươn giống. Do có kinh nghiệm trong chăn nuôi lươn, anh Hùng thực hiện thành công mô hình nuôi lươn xoay vòng.

Khi lươn đạt trọng lượng lươn nhất anh Hùng xuất bán, sau đó thả nuôi tiếp, đặc biệt tận dụng mùa nước nổi hiện nay, anh đi bắt ốc bươu vàng, cua, cá làm thức ăn cho lươn, sau đó tranh thủ thời gian rảnh, đi làm phụ hồ cho mấy công trình gần nhà để kiếm thêm thu nhập, nhờ đó mà gia đình anh Hùng đã từng bước cải thiện cuộc sống, lo cho các con ăn học.

Mùa lũ, đồng nghĩa với mùa khai thác, mùa mưu sinh của bà con nghèo, không có đất sản xuất. Những năm gần đây, việc mưu sinh mùa nước nổi không chỉ đánh bắt thủy sản thiên nhiên ban tặng, mà nhiều người dân vùng “rốn lũ” đầu nguồn Tân Châu còn nhạy bén dựa vào lũ để tổ chức sản xuất những loại cây, con phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của địa phương như: trồng sen, rau nhút, bông điên điển, bông súng,… trên mương, ao, dưới ruộng.

Bên cạnh đó còn có các mô hình nuôi thủy sản mùa lũ như nuôi cá lóc trong ao, nuôi lươn trong mũ bạc cao su, nuôi cá lóc bông, nuôi cá trình, nuôi cá chốt, nuôi cá heo,… trong lồng bè,… dọc theo tuyến kênh, sông. Theo các hộ dân cho biết, nuôi cá mùa nước nổi giảm được chi phí khoảng 30% so với ngày thường.

Mùa nước nổi có nhiều phù sa, rong tảo, thức ăn thiên nhiên dồi dào, cá nuôi rất mau lớn, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Vì vậy, việc sản xuất nuôi, trồng trong mùa nước nổi đã được nhiều người dân vùng biên giới Tân Châu áp dụng thực hiện, nhằm cải thiện cuộc sống gia đình trong mùa lũ.

Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Châu phấn khởi vì đánh bắt được hàng chục kg cua, ốc mỗi ngày trong mùa lũ năm nay.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư các cụm, tuyến dân cư và các tuyến đê bao dọc theo kênh bảy xã đều được xây dựng vững chắc, nên phần đông người dân vùng đầu nguồn Tân Châu, ai nấy cũng an tâm hơn, không còn phải thấp thỏm lo sợi cảnh lũ về.

Đặc biệt, đối với người dân vùng biên giới như: Vĩnh Xương, Phú Lộc, có nhiều hộ đã được bố trí vào ở tuyến dân cư, xây, cất nhà cửa khang trang, ổn định cuộc sống; riêng đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, được địa phương quan tâm hỗ trợ vốn chăn nuôi hoặc vay vốn ưu đải làm ăn, được đào tạo nghề, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, trồng cây, con phù hợp để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “Hướng tới, địa phương kết hợp với Phòng kinh tế thị xã xây dựng Kế hoạch mở các lớp dạy nghề phù hợp với đặc điểm địa phương; tiếp tục xét cho 30 hộ nghèo, hỗ trợ vốn chăn nuôi lươn, nuôi dê,… mỗi hộ được xét 09 triệu đồng/hộ,… nhằm có cái nghề ổn định cuộc sống trong mùa lũ”.

Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/an-giang-bat-cua-oc-nuoi-luon-dong-o-ron-lu-dau-nguon-tan-chau-920058.html

Chủ đề cùng chuyên mục: