Trong thời kì đầu của thời đại công nghệ máy tính, có rất nhiều công ty, tổ chức cần xây dựng các phòng máy tính lớn để xử lý được các công việc lưu trữ, vận chuyển, vận hành thông tin. Hệ thống máy tính thời kỳ này rất phức tạp, để vận hành và duy trì phải đòi hỏi một môi trường đặc biệt và rất nhiều loại cáp kết nối theo nhiều phương thức đặc biệt. Ngoài ra, một hệ thống máy tính lớn đòi hỏi rất nhiều năng lượng và được làm lạnh để tránh quá nóng. Chính vì thế đã thôi thúc sự ra đời của các server máy chủ và xây dựng các trung tâm dữ liệu để tạo không gian đủ điều kiện cho các máy chủ hoạt động tốt nhất, đảm bảo hiệu suất cao nhất

1. Yêu cầu của Data Center

Về phần cứng: chỗ đặt máy chủ phải đảm bảo hệ thống năng lượng hoạt động liên tục và ổn định (thống thống điện, hệ thống nguồn dự phòng, hệ thống cáp, hệ thống làm mát…). Tủ rack phải tích hợp đầy đủ nguồn điện, thiết bị mạng, thiết bị chống sét, dây cáp… Bên cạnh đó hệ thống an toàn (thiết bị báo cháy, camera giám sát, cảm biến khói, chuông báo động, nhận diện giọng nói, vân tay…) phải luôn trong trại thái hoạt động sẵn sàng.

Về phần mềm: hệ thống quản lý mạng phải hoạt động 24/7 để giám sát trạng thái của máy chủ, các thiết bị mạng, đảm bảo sự sẵn sàng của các thành phần mạng. Data center cần cung cấp cho khách hàng công cụ truy cập máy chủ từ xa khi có xảy ra sự cố bất ngờ.

2. Tiêu chuẩn Tier cho các trung tâm dữ liệu

Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông là một hiệp hội thương mại được công nhận bởi ANSI (American National Standards Institute). Năm 2005 hiệp hội này đã xuất bản tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 là tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng cho Trung tâm dữ liệu, tiêu chuẩn này xác định bốn cấp độ (hay còn gọi là bốn tầng). TIA-942 đã được sửa đổi vào năm 2008 và một lần nữa trong năm 2010. Về tiêu chuẩn TIA-942: Tổng quan mô tả các yêu cầu về cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu. Đơn giản là tiêu chuẩn TIA cấp 1, mức độ nghiêm ngặt nhất là cấp 4, cụ thể:

Tier 1

- Các thiết bị IT chỉ được cung cấp bởi đường dẫn đơn không có dự phòng

- Công suất của các thành phần không có sự dự phòng

- Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.671%

Tier 2

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1

- Hạ tầng và các thành phần đều được dự phòng

- Độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.741%

Tier 3

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1 và 2

- Các thiết bị IT được cung cấp bởi nhiều đường độc lập

- Tất cả thiết bị thông tin phải được cung cấp bởi nguồn điện kép và cấu trúc liên kết phải phù hợp kiến trúc của TTDL.

- Đồng thời duy trì cơ sở hạ tầng với độ sàng là 99,982%

Tier 4

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1, 2 và 3

- Tất cả hệ thống làm lạnh phải độc lập với chế độ nguồn kép

- Độ sẵn sàng của hạ tầng là 99,995%

Thường thì các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam đều đạt chuẩn tier 3, ví dụ 1 số trung tâm dữ liệu chuẩn tier 3 là : vnpt, fpt, viettel

VDO – đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê trung tâm dữ liệu với các tiêu chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như chi phí để sử dụng một trung tâm dữ liệu chất lượng. Thay vì phải tự xây dựng cho mình một trung tâm xử lý dữ liệu cùng với một đội ngũ vận hành hệ thống, giờ đây bạn có thể dễ dàng sử dụng Data Center ngay khi có nhu cầu mà không phải lo lắng về chi phí hay chất lượng dịch vụ.


CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM

Trụ sở: Tầng 1, Số 61 Phố Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

VPĐD: Số 159 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 024 7305 6666

Hotline: 028 7308 6666

Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn dịch vụ: 1900 0366

Chủ đề cùng chuyên mục: