Biểu hiện của chăm sóc bé bị tay chân miệng
Mỗi năm cứ đến tầm khoảng tháng 3 đến tháng 5 thì bệnh tay chân miệng lại có cơ hội bùng phát. Loại bệnh này thường do virus gây ra nên rất dễ bị biến sang thành

Khi thấy trẻ nhà bạn có dấu hiệu sốt cao, loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông,.. Ngoài các triệu chứng bên trên ra còn kèm theo quấy khóc, sốt cao, sưng họng, chảy nhiều nước bọt, chảy nước mắt, sưng hạch ở cổ,.. thì chắc chắn rằng bé nhà bạn đang trong giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng. chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà


Khi bệnh chuyển sang giai đoạn bùng phát, các chỗ viêm loét sẽ to và sâu hơn. Các dịch nước ở trong những nốt đỏ đó khi bị vỡ ra chảy tới đâu nốt mới mọc lên tới đó. Gây cảm giác khó chịu và đau rức cho bé.

Tuy nhiên bệnh tay chân miệng thường diễn ra khoảng 7 đến 10 ngày là bé sẽ tự khỏi. Nhưng có rất nhiều trường hợp do bố mẹ không biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng đã dẫn tới những biến chứng nặng nề.

Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng như sau
Đối với những bé bị tay chân miệng ở dạng nặng bị biến chứng thì bố mẹ nên cho bé đến ngay trung tâm ý tế gần nhất đê được bác sĩ khám chữa kịp thời.

Còn đối với những bé bị bệnh tay chân miệng ở dạng nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Bởi bệnh này cũng cần phải kiêng gió và nơi đông người. Mà trong bệnh viện thường không đáp ứng được điều kiện đó.

Để chăm sóc bé bị tay chân miệng an toàn nhất mẹ phải tuân thủ những chế độ dành riêng cho bé như sau: chăm sóc bé bị viêm phổi tại nhà

Về chế độ dinh dưỡng: vì bé bị đau miệng, sưng họng, loét lưỡi nên việc cho bé ăn quả thật là rất vất vả. Mẹ nên chọn các thực phẩm có thể nấu lỏng hoặc nhừ để bé ăn dễ dàng hơn. Tích cực cho bé uống nước mát từ trái cây tươi. Đặc biệt tránh cho bé ăn các loại gia vị như: chua, cay, mặn,.. những chất làm cho họng bé đau hơn.


Uống thuốc đúng liều: tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi không có chỉ định của bác sĩ. Phải cho bé uống thuốc đúng liều đúng loại. Nếu như bé sốt quá cao hãy pha cho bé uống loại effelangan dạng bột để hạ sốt. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.
Quần áo mặc: khi bé bị phỏng nước lhắp người mẹ nên cho bé mặc những trang phục rộng rãi, mềm mịn để tránh cọ sát gây tổn thương nốt đau của bé. Quần áo, tã lót của bé bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.

Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: khi bé bị tay chân miệng cần phải cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà, hoặc ngừng cho bé đi lớp để tránh tiếp xúc với các bạn. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, đề phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ là điều quan trọng nhất. Chú ý vệ sinh nhà ở sạch sẽ thường xuyên. Đến mùa dịch nên phun thuốc khử trùng quanh khu vực mình sinh sống. Vệ sinh sạch sẽ đồ ăn, đồ chơi của bé. Vào mùa dịch tránh cho bé lại gần những nơi có người mắc bệnh. Cho bé ăn uống đầy đủ để tăng cường đề kháng.



Với những kiến thức bổ ích ở bài viết này, mong rằng các bà mẹ có thể học được cách chăm sóc bé bị tay chân miệng an toàn nhất. Chúc các bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.