Khai hải quan điện tử[/b]
Khi khải hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
a/ Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá trên Hệ thống khai hải quan điện tử. Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền. [/b]
b/ Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.[/b]
c/ Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn: [/b]
– Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.
– Nhận “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực hiện:
+ Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.
+ Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá.
+ Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá.
+ Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra.
+ Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho phép “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” tại tiết a, b, c, d Điểm này thì sau khi đã giải phóng hàng hoặc mang hàng hoá về bảo quản người khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá.
– Đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu, người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính thức hoặc hoá đơn tài chính và nhận “Thông báo đã thực xuất” của cơ quan hải quan.
– Người khai hải quan được phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số chứng từ trong hồ sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan điện tử. Người khai hải quan phải khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu cầu cơ quan hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
2.3/ Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai Hải quan điện tử[/b]
a/ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử.[/b]
b/ Trường hợp không chấp nhận, cơ quan hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do.[/b]
c/ Đối với tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng. [/b]
2.4/ Kiểm tra hồ sơ Hải quan điện tử[/b]
Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
2.5 Kiểm tra thực tế hàng hóa[/b]
Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan điện tử.
2.6 Trị giá hải quan[/b]
Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc kiểm tra trị giá tính thuế thực hiện theo quy định sau đây:
a/ Kiểm tra trị giá tính thuế khâu thông quan[/b]
– Đối tượng và nguyên tắc
Hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa được kiểm tra dựa trên các nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá.
Việc kiểm tra trị giá theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá được thực hiện trên cơ sở phân loại hàng hóa thành mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá và mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá.
– Hình thức, mức độ kiểm tra
Trên cơ sở quản lý rủi ro, hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế được quyết định theo một trong các mức sau:
– Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, Tờ khai trị giá.
– Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.
– Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế, áp dụng các khoản bảo đảm, tham vấn và tổ chức thực hiện.
b/ Kiểm tra trị giá[/b]
Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá và cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.
– Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá, trong đó cần kiểm tra kỹ các tiêu chí như tên hàng và đơn vị.
Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác.
Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,…), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp…) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc…).
– Xử lý kết quả kiểm tra
* Chấp nhận trị giá
Cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế khi kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp sai phạm được quy định tại Thông tư số 40/2008/TT-BT. Trong trường hợp chưa đủ cơ sở để kết luận và không có nghi vấn về mức giá thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận mức giá đồng thời chuyển các nghi vấn sai phạm sang khâu thông quan.
* Chuyển luồng kiểm tra trị giá tính thuế sang mức kiểm tra trên cơ sở Tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tên hàng khai báo không cụ thể, rõ ràng theo quy định nêu trên;
+ Phát hiện các sai phạm theo quy định tại tiết a.4, a.5, a.6 Điểm a Khoản 3 Mục I Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính;
+ Có nghi vấn về mức giá.
c/ Kiểm tra trị giá tính thuế khâu sau thông quan[/b]
Việc kiểm tra trị giá tính thuế khâu sau thông quan được thực hiện căn cứ mức độ rủi ro theo từng mặt hàng, ngành hàng, nhóm hàng, đối tượng nhập khẩu, loại hình nhập khẩu.
Thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá theo quy định tại Mục II Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính.
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Lacco:
+ vận chuyển đường hàng không
+ dai ly thu tuc hai quan

Chủ đề cùng chuyên mục: