Cây trồng trên đồng ruộng lúa mì càng phong phú thì khả năng tiêu diệt sâu hại của thiên địch càng tốt, bởi vì môi trường đa dạng cung cấp điều kiện sống tốt hơn cho nhiều loài thiên địch hơn là cánh đồng rộng lớn với 1 cây trồng duy nhất.



Ở những vùng trồng lúa mì với diện tích khổng lồ, bọ rùa, nhện bắt mồi, ấu trùng ruồi săn mồi và nhiều loài thiên địch khác của rệp muội không có đủ thức ăn trong mùa xuân, cho đến tháng Năm khi sâu hại bắt đầu trú ngụ và sinh sản trên cây lúa mì. Vì vậy, các thiên địch phải di chuyển đến các nơi khác để tìm nguồn thức ăn. Khi rệp xuất hiện và gây hại, chúng có điều kiện lý tưởng để bùng phát vì kẻ thù của chúng đã ít đi.

Tình hình có vẻ khác nếu nhiều loại cây trồng khác nhau được trồng xung quanh cánh đồng lúa mì: Khi đó những kẻ thù tự nhiên sẽ luôn có mặt và chúng sẽ nhanh chóng tiêu diệt rệp muội. Hiệu ứng này càng được công nhận rõ nét khi có đa dạng cây cối trong bán kính 500m xung quanh ruộng lúa mì. Đây là điều Sarah Redlich báo cáo trong Tạp chí Sinh thái học Ứng dụng; cô là một nhà sinh thái học và là nghiên cứu sinh của giáo sư Ingolf Steffan-Dewenter tại Đại học Würzburg, Bavaria, Đức. Tag: máy quạt nước nuôi tôm

Trong nghiên cứu của mình, nhà khoa học đã chọn 18 “mô hình” trong khu vực Würzburg rộng lớn, nơi có sự đa dạng cao về cây trồng. Mỗi “mô hình” có đường kính sáu cây số và có cánh đồng lúa mì mùa vụ đông được bố trí ở trung tâm. Sarah Redlich giải thích: "Chúng tôi đã chọn những “mô hình” có đa dạng thực vật thấp và cao khác nhau". Với mục đích này, sự phong phú và diện tích của 12 nhóm cây trồng trong “mô hình” được tính toán, cả trong một bán kính nhỏ (500m) và trong một bán kính lớn hơn (3000m) xung quanh các cánh đồng.

Cô đã đặt hai cái lồng chứa 100 con rệp trên mỗi cánh đồng lúa mì vụ đông. Lúa mì ở một trong hai lồng là hoàn toàn cách ly. Redlich nói: “Lồng này được thiết kế để ngăn chặn tất cả các loài thiên địch. Tôi muốn biết những con rệp sinh sản nhanh như thế nào trong trường hợp này”. Tag: nuôi tôm biofloc

Chiếc lồng còn lại đã được làm bằng lưới thô, chỉ ngăn chim phá hại nhưng các thiên địch khác vẫn ra vào được. Nhà khoa học giải thích: “Tôi đã sử dụng thiết lập này để xác định ảnh hưởng của chim đến sự thay đổi quần thể rệp hại lúa mì”.

Ở điểm thứ ba, cô phân định một khu vực cho tất cả các loài thiên địch đều có thể tiếp cận và cũng thả vào đó 100 con rệp muội. Redlich giải thích: “Tôi muốn để cho hoàn toàn tự nhiên ở điểm thí nghiệm này”. Sau đó cô đếm mật số rệp và kẻ thù tự nhiên của chúng sau mỗi năm ngày trong khoảng hai tuần. Sau thời gian này, cô đã so sánh sự phát triển quần thể rệp muội trong môi trường có thiên địch và không có thiên địch. Cô nhận thấy rằng môi trường xung quanh cánh đồng lúa mì càng đa dạng thì càng ít rệp bùng phát trên cây lúa mì. Ngoài ra, các loài chim được xác định không phải là thiên địch của rệp muội trên lúa mì trong ruộng cây trồng thí nghiệm.

Lợi ích cho nông dân

Người nông dân cũng có thể tận dụng kết quả này: “Nếu họ trồng trọt trên các cánh đồng theo cách gia tăng sự đa dạng của cây trồng, họ có thể cắt giảm các loại thuốc trừ sâu nhờ vào lợi ích của các loài thiên địch”, nhà sinh thái học cho hay “Thực tế cho thấy tác động lớn nhất của sự đa dạng cây trồng đã được tìm thấy trong vòng bán kính 500m xung quanh các cánh đồng. Thông thường, các khu vực lân cận là thuộc sở hữu của nông dân và họ tự do quyết định trồng cây gì. Trong vòng bán kính ba cây số, họ sẽ phải đồng ý với những người hàng xóm là sẽ trồng cây gì, điều này sẽ khó khăn hơn nhưng vẫn khả thi”, Redlich nói. Hơn nữa, phát hiện này có thể giúp nông dân thực hiện một quy định về chính sách nông nghiệp chung của EU đã có hiệu lực từ năm 2014. Trong đó quy định rằng cần phải tăng cường sự đa dạng cây trồng trong phạm vi nỗ lực "xanh hoá". Điều này có nghĩa là nông dân cần phải trồng "các loại thực vật đa dạng hơn về cấu trúc và khả năng cung cấp thực phẩm", Sarah Redlich nói. Điều này đòi hỏi nông dân phải tạo ra các cánh đồng hướng dương, cải dầu, củ cải đường hoặc các cây trồng tương tự quanh một cánh đồng lúa mì vụ đông để tạo ra một sự kết hợp của cây trồng trong môi trường mà có thể duy trì được càng nhiều thiên địch của rệp muội hoặc sâu bệnh khác càng tốt trong suốt cả năm. Tag: bệnh trên tôm thẻ

Nguồn: 2lua.vn/article/ke-thu-tu-nhien-giup-giam-su-dung-thuoc-tru-sau-5b10bba9e495195c1b8b4571.html

Chủ đề cùng chuyên mục: