Tranh sơn dầu trên Nền sơn trên kim loại
Trước thế kỉ XIV vật liệu được dùng để làm nền tranh sơn dầu thường là các loại gỗ sồi, bạch đàn, liễu,… Tuy nhiên, từ thế kỉ XIV kim loại đã được sử dụng dần dần thay thể nền gỗ và được ưa chuộng sử dụng. Trải qua thời gian dài, một số tranh sơn dầu vẽ trên đồng vẫn trường tồn đến tận ngày nay. Có thể chọn các tấm đồng dày độ 1 mm để in. Sau khi in, tấm đồng cần được dán bằng keo epoxy lên một ván gỗ ép để giữ cho khung khỏi biến dạng. Vì bên dưới là ván gỗ nên cần phủ varnish tất cả các phía để chống ẩm, chống rỉ tấm kim loại. Nền gồm hợp chất trắng chì pha với nâu đất, vàng ochre và đen. Sau đó dùng lòng bàn tay xoa sơn lên mặt tấm đồng nên đeo găng tay trước khi làm để ngăn hóa chất ăn mòn da tay. Sau đó nên để 1-3 tháng cho sơn hoàn toàn khô, thì cần đánh giấy ráp mịn tẩm dầu. Vì bụi trắng trì rất độc nên không được sử dụng giấy ráp khô để đánh. tranh 3d đơn giản


3, Nền sơn trên canvas
Đối với các tranh sơn dầu làm từ vật liệu gỗ, kim loại khi làm tranh rất khó để tranh không cong vênh khi làm kích thước lớn, trong quá trình di chuyển cũng gặp nhiều bất tiện, cồng kềnh, dễ vỡ,….Nhận thấy sự bất tiện này, sang thế kỷ XV – XVI, các họa sĩ đã chuyển dần sang dùng vải thay ván gỗ, kim loại để vẽ các tranh kích thước lớn.

Đa số các họa sĩ Phục Hưng và Baroque vẽ tranh sơn dầu trên vải gai dầu (hemp). Cây gai dầu theo tiếng Hy Lạp là cannabis, tiếng Pháp cổ là chanevas (vải thô dệt bằng gai), còn theo tiếng Anh cổ là canevaz. Vì vậy tiếng Anh ngày nay gọi vải vẽ là canvas. Cây gai dầu đã được con người trồng từ hơn 10 ngàn năm trước. Hiện nay nước trồng nhiều gai dầu nhất trên thế giới là Trung Quốc ( chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gai dầu trên thế giới) và cây gai dầu đã xuất hiện tại Trung Quốc từ 8 ngàn năm trước. Từ năm 1950 Hoa Kỳ cấm trồng gai dầu vì gai dầu còn là nguyên liệu chế ra cần sa, nhưng vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu. Sợi gai dầu có đường kính khoảng 16 – 50 micron, dài 100 – 200 cm, đây là một trong những loại sợi vải tự nhiên dai nhất và bền nhất, ngăn được tia cực tím, không bị nấm mốc.

Sang thế kỷ XVIII, tranh sơn dầu từ vải gai dầu dần dần được thay thế cho vải dệt bằng sợi lanh. Đến thế kỷ XIX, các họa sĩ chuyển sang vẽ chủ yếu trên vải lanh. Sợi lanh có chiều dài từ 15 – 100 cm, đường kính 11 – 20 micron, rất dai và không bị nhiễm khuẩn. tranh 3d nha trang


Sang thế kỷ XX, vải bông được thay thế sử dụng làm canvas (cotton canvas) vì vải bông rẻ hơn vải lanh, và được sản xuất nhiều. Sợi bông rất mỏng, chỉ dài tới 6 cm, vải bông nhẵn hơn, không có bề mặt ráp như lanh hay gai dầu. Chất liệu vải bông không bền bằng vải lanh hay vải gai dầu, hút ẩm mạnh, độ ẩm càng cao thì càng yếu, co giãn nhiều, dễ bị hư hại trong môi trường axit, nếu bảo quản không tốt dễ bị ẩm mốc, mục tranh, và không chống tia cực tím.

Loại Canvas chất lượng kém nhất là được dệt từ sợi đay (jute), vừa thưa vừa yếu, thường chỉ nên dùng cho các bài tập vẽ, không nên vẽ làm quà tặng, vật kỉ niệm.

Ngày nay công nghệ phát triển, còn có thể tạo ra canvas dệt từ sợi tổng hợp polyester. Canvas loại này thường được dệt rất chặt, mặt vải mềm mượt, trơn nhẵn. Theo các nhà sản xuất, canvas sợi tổng hợp có độ bền và trường tồn hơn canvas vải lanh và vải bông, không bị vi khuẩn làm nấm mốc, không bị độ ẩm, nhiệt độ, ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới chất lượng. Tuy nhiên nhiều họa sĩ vẫn e ngại sử dụng canvas sợi tổng hợp vì cho là “rẻ tiền” không phù hợp với nghệ thuật họ hướng đến