** Chế độ dinh dưỡng của cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi và cách chăm sóc bé tốt nhất
bé cũng có thể thích thú những chương trình vui nhộn, thích hôn người thân yêu, vui mừng thì vẫy tay, hoặc chào tạm biệt. Bé cũng có thể khóc thét lên nếu không làm vừa ý bé hoặc giận dữ với bố mẹ.


+ Đầu tiên chính là đảm bảo cho bé bú đủ sữa mẹ cần thiết
Nhiều mẹ nghĩ rằng có thể cắt giảm lượng sữa mẹ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hoặc có thể nhấm nháp một chút đồ ăn bên ngoài. Thực sự thì mẹ vẫn cần duy trì việc dùng sữa mẹ hằng ngày cho bé bú, vì trẻ mới chỉ có 8 tháng tuổi nên không thể nào cai sữa đột ngột mà thay vào đó là những thức ăn bên ngoài sẽ khiến cho bé chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng bé quấy và hay khóc nhiều hơn.

Hơn nữa, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, cũng như thức ăn đầy đủ nhất cho bé. Trung bình một ngày bé sẽ cần khoảng 500ml sữa, nếu không đủ sữa cho bé thì mẹ có thể bỏ sung thêm sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành... quần áo sơ sinh cho trẻ


Theo chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều dạng thức ăn tổng hợp như sữa, thức ăn giả sữa từ rau, củ quả xay nhuyễn. Những món ăn tốt cho sức khỏe cung cấp nhiều vitamin như canxi, kẽm, DHA, vitamin A,B,c... vừa dễ ăn dễ nhuốt khiến trẻ không bị ngán và cảm giác ăn giống sữa.


+ Chế độ ăn dặm của bé 8 tháng tuổi
sang tháng thứ 8, các bậc cha mẹ cần tập dần cho bé các loại thức ăn đặc hơn. Mẹ cần chú ý tới những công thức khi nấu để bổ sung thêm dinh dưỡng, cho ăn ít tới nhiều, làm quen tới từng loại thực phẩm.

Một ngày mẹ có thể cho trẻ ăn từ 3-4 bữa cháo bột, cháo xay với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu như đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất.

Mẹ cũng nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả xay nhuyễn để nấu chung với bột hoặc xay sinh tố cho bé uongs vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát yêu phát triển toàn diện, đảm bảo bé không thiếu dinh dưỡng.


** Một số bệnh mẹ cần đề phòng cho bé khi trẻ 8 tháng tuổi
Khi trẻ 8 tháng tuổi bé bắt đầu ăn nhiều loại thức ăn mới có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ngoài những bệnh thông thường như: cảm cúm, rôm sảy, mụn nhọt do sự thay đổi của của thời tiết nên bé rất dễ mắc phải. Một số trẻ còn bị dị ứng thức ăn hoặc tức sữa, hóc thức ăn ... sẽ rất nguy hiểm nên mẹ cần để ý. Vì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn tới không hấp thu được gây ra đau bụng, tiêu chảy và nổi mề đay, hoặc mẹ cho bé ăn chưa đúng cách.. quần áo body cho trẻ sơ sinh

Chính vì vậy khi cho bé ăn thì mẹ cần quan sát kỹ lưỡng các phản ứng của bé với món ăn mới, cũng như những món bé yêu thích.. Nếu món ăn nào bé bị dị ứng quá nặng thì mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để khám và điều trị.


Chăm sóc bé 8 tháng tuổi sẽ vất vả và yêu cầu nhiều kỹ năng hơn, chính vì vậy mẹ cần phải quan tâm và chú ý bé rất nhiều nhé.


Hi vọng với những gì mà Bé Tu Ti chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi thành công, giúp bé phát triển toàn diện, thông minh, khỏe mạnh.