Tìm hiểu về benh viem phe quan
Viêm phế quản là một bệnh lý ho hấp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh này tuy không nghiêm trọng nhưng người bệnh cần có cách điều trị phù hợp để bệnh không biến chuyển thành mãn tính. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về bệnh viêm phế quản để bạn đọc có thể tham khảo:


Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống thở, gây tổn thương ống phế quản làm cho người bệnh có các triệu chứng như ho nhiều, ho có đờm và gây khó thở ở một số trường hợp.
Phân loại viêm phế quản và những triệu chứng kèm theo
Bệnh viêm phế quản thường có hai thể chính đó là :
  • Viêm phế quản cấp tính: thường người bệnh viêm phế quản thường có những triệu chứng như là ho khan, cơ thể mệt mỏi, có thể xuất hiện sốt nhẹ. Người bệnh viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 7-10 ngày sau đó sẽ khỏi bệnh.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng người bệnh có triệu chứng ho nhiều, ho có đờm dai dẳng. Mỗi lần bị viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài vài tháng và một năm có thể xuất hiện tình trạng này hai lần.Người bệnh viêm phế quản mãn tính còn có những triệu chứng đi kèm như là nôn tháo, sốt cao, trẻ nhỏ có thể bị co giật.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản thường do một số những nguyên nhân sau đây:
  • Do virus: chủ yếu các trường hợp viêm phế quản thường do virus gây nên. Các loại virus phổ biến như là virus cúm, virus gây sởi ở trẻ nhỏ...
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm phế quản đó là d nấm, kí sinh trùng.
  • Thời tiết: thời tiết cũng là yếu tố khiến virus dễ dàng tấn công và gây bệnh viêm phế quản ở người bệnh. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường hay vào mùa lạnh là điều kiện giúp virus lây lan và phát triển mạnh mẽ nhất.
  • Ô nhiễm môi trường: sống trong môi trường nhiều khói bụi hoặc hít phải khói thuốc lá cũng là nhân tố khiến người bệnh dễ dàng gặp phải bệnh viêm phế quản mãn tính.
Phòng tránh bệnh viêm phế quản
cach phong benh viem phe quan mọi người cần lưu ý:
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Khi ra ngoài cần mặc ấm, quàng khăn và mang tất tay, tất chân đầy đủ.
  • Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và hóa chất độc hại.
  • Có chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Khi có những triệu chứng viêm phế quản cần điều trị dứt điểm.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát tình trạng bệnh.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về bệnh viêm phế quản sẽ giúp ích cho bạn đọc.